Bệnh trĩ ngoại là gì?

Tổng quan về bệnh

Bệnh trĩ ngoại hình thành do giãn quá mức của búi tĩnh mạch trĩ ngoài, nằm phía dưới đường lược ở ống hậu môn. Búi trĩ ngoại luôn thường trực ở rìa hậu môn, gây vướng víu, khó chịu.

Trĩ ngoại nếu không được đẩy lùi có thể biến chứng tắc mạch, huyết khối hoặc nhiễm trùng, gây đau nhức, lở loét thậm chí hoại tử. Trĩ ngoại có biến chứng phải điều trị bằng phẫu thuật.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh trĩ ngoại có thể được chia thành nhiều loại khác nhau, dấu hiệu bị trĩ ngoại cũng sẽ đa dạng hơn so với trĩ nội. Trĩ ngoại dễ phát hiện hơn so với trị nội, vì luôn nằm thường trực ở rìa hậu môn. Các dấu hiệu bị bệnh trĩ ngoại bao gồm:

- Đi ngoài ra máu tươi: Do táo bón kéo dài, chèn ép vào búi tĩnh mạch trĩ, gây chảy máu khi đi đại tiện, chảy máu tươi hoặc chỉ là phân dính máu.

- Đau rát hậu môn: Búi trĩ ngoại luôn thường trực ở rìa hậu môn, nên rất vướng víu, khó chịu. Nếu búi trĩ có huyết khối gây tắc mạch có thể đau nhức dữ dội, thậm chí hoại tử. Còn búi trĩ nhiễm khuẩn thì có thể đau, lở loét, chảy dịch…

- Mảnh da thừa hậu môn: Một số trường hợp trĩ ngoại, sau giai đoạn cấp có thể bị nghẹt, rồi tiêu dần để hình thành mảnh da thừa hậu môn. Mảnh da thừa không đau, nhưng không tiêu đi hoàn toàn mà luôn thường trực ở hậu môn cũng gây ra khá khó chịu, nhất là ở tư thế ngồi.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, các nguyên nhân chính bao gồm:

- Táo bón kinh niên: Khi bị táo bón, thường xuyên phải rặn mạnh khi đi đại tiện, làm các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép, giãn ra, lâu ngày hình thành búi trĩ.

- Chế độ ăn không phù hợp: Thực phẩm cay như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi, thức ăn nhiều đạm, bánh ngọt, ăn mặn,…Các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, café, hút thuốc lá….có nguy có gây táo bón, giữ nước, ức chế nhu động đường tiêu hóa, giãn tĩnh mạch búi trĩ, rất dễ hình thành bệnh trĩ.

- Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ bị trĩ cao nhất. Khi mang thai, sẽ làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, làm giãn nở các tĩnh mạch, trong đó các búi tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn rất dễ bị giãn, căng phồng lên.

Thai nhi càng lớn, khả năng chèn ép vào các tĩnh mạch chậu, làm ứ máu từ nửa dưới cơ thể, đây cũng là nguyên nhân làm giãn các búi tĩnh mạch trĩ.

Thai nhi còn chèn ép vào đại tràng, trực tràng, làm giảm nhu động ruột, giảm lưu thông trong lòng đại tràng. Ngoài ra, khi mang thai nhiều chị em xu hướng ít vận động, ngồi nhiều, thậm chí nằm suốt cả ngày,… hai yếu tố này làm tăng nguy cơ táo bón ở phụ nữ mang thai. Chính táo bón là thủ phạm hàng đầu của bệnh trĩ.

Sự gia tăng của các nội tiết tố khi mang thai, đặc biệt là progesterone khiến các thành tĩnh mạch dễ bị giãn. Progesteron còn làm chậm nhu động ruột, đóng góp vào nguy cơ gây táo bón.

- Đại tiện không đúng

Thói quen nhịn đi đại tiện, làm phân ứ đọng lâu trong lòng đại tràng, đại tràng thường xuyên hút nước ở chất thải trong ống tiêu hóa, phân khô cứng và càng khó đẩy ra ngoài. Rặn mạnh khi đi đại tiện, đại tiện không đúng tư thế, cũng là nguyên nhân làm cho búi tĩnh mạch trĩ giãn căng, là tác nhân gây bệnh trĩ.

- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Quan hệ qua đường hậu môn rất dễ bị tổn thương, làm giãn thành hậu môn, gây áp lực và chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch trĩ, có nguy cơ rất cao hình thành bệnh trĩ.

- Tư thế làm việc không đúng

Do đặc thù công việc, nhiều người làm việc ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác vật nặng,… các tư thế làm việc như vậy kéo dài sẽ gây giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ gây táo bón, căng giãn các búi tĩnh mạch trĩ.

- Người cao tuổi

Ở người cao tuổi, các chức năng co bóp của đại tràng, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm đáng kể, gây rối loạn đại tiện. Ngoài ra, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu, rất dễ làm căng giãn búi tĩnh mạch trĩ.

Người cao tuổi thường ít vận động hơn do tình trạng sức khỏe giảm sút, do mắc bệnh mạn tính như đau khớp, thoái hóa khớp, chân yếu,… chỉ muốn nằm hoặc ngồi một chỗ, ít đi lại. Hậu quả là nguy cơ cao bị táo bón và ứ máu ở các búi tĩnh mạch trĩ.

- Bệnh lí hậu môn trực tràng

Các bệnh lí vùng hậu môn trực tràng như viêm loét ống hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, u trực tràng, polyp trực tràng,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh trĩ.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ ngoại

Biến chứng thường gặp

Nếu không điều trị kịp thời, búi trĩ ngoại sẽ phát triển và gây nên những biến chứng nguy hiểm như: 

Gây thiếu máu

Đại tiện ra máu là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ. Mỗi lần đi đại tiện, người bệnh sẽ thấy phân có lẫn thêm chút máu. Bệnh kéo dài, lượng máu có thể ra nhỏ giọt hoặc chảy thành tia dẫn đến thiếu máu

Gây viêm nhiễm, bội nhiễm vùng hậu môn

Bệnh trĩ ngoại khiến vùng hậu môn tiết nhiều dịch nhầy, máu. Đây là cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây nên các bệnh viêm nhiễm quanh hậu môn

Giảm ham muốn tình dục

Tình trạng ngứa ngáy, tiết dịch mủ có mùi hôi và cảm giác đau đớn xuất hiện liên tục ở búi trĩ khiến người bệnh luôn sống trong tâm trạng nặng nề và khó chịu, mặc cảm. Bệnh kéo dài khiến người bệnh mất đi những ham muốn tình dục đời thường, ngại gần gũi với người bạn đời.

Gây ung thư trực tràng

Bệnh trĩ ở giai đoạn 3 và 4 nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể biến chứng gây ung thư hậu môn- trực tràng.

Phương pháp điều trị

Đối với những trường hợp trĩ độ 1, 2 thì phương pháp điều trị thường là nội khoa. Thuốc được chỉ định là các loại thuốc tây y chuyên khoa đặc hiệu dạng bôi, đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị kết hợp với thuốc đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu và tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Đồng thời, giúp người bệnh giảm phù nề, giảm sưng đau do các búi trĩ gây nên, giúp co hồi búi trĩ trong thời gian ngắn.

Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ từ độ 3 trở lên, các bác sỹ cho biết cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thủ thuật chích xơ, hoặc thắt búi trĩ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp ngày càng hiện đại cho hiệu quả điều trị cao và an toàn, nhanh chóng

Bên cạnh việc điều trị bệnh trĩ ngoại , các bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên kết hợp với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, luôn vận động nhẹ nhàng tránh nhịn đại tiện, tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi ngày để chống viêm nhiễm,…

Thông Tin Cần Biết

Bệnh trĩ khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY