Mọi người thường có xu hướng “tống” hết mọi thứ dư thừa vào tủ lạnh để bảo quản. Chính vì thế, tủ lạnh lúc nào cũng trong tình trạng chật cứng, quá tải, thậm chí có 1 số thực phẩm sau khi bỏ vào lại nhanh chóng bị hỏng đi.
1. Chuối
Chuối ngon nhất là khi chúng được chín hoàn toàn, nếu bỏ vào tủ lạnh trong khi chuối vẫn chưa chín sẽ dẫn tới tình trạng vỏ nhanh chóng bị thâm đen, rất mất thẩm mỹ.
2. Bánh mì
Bánh mì phải ăn khi nóng, giòn, mềm, nhưng khi cho vào tủ lạnh chúng sẽ bị khô cứng đi nhanh chóng. Chúng ta không nên bảo quản bằng cách này mà hãy cột kín miệng bao ni lông, đặt nơi thoáng mát, và chỉ nên dùng trong 1,2 ngày.
3. Mật ong
Cất mật ong trong tủ lạnh không làm giảm thời hạn sử dụng hoặc làm mất hương vị, nhưng nó sẽ làm mật ong bị kết tinh, đông cứng lại. Do đó, nên cất giữ trong bình thủy tinh, tránh xa ánh sáng mặt trời là phương pháp tốt nhất.
4. Hành, tỏi
Để hành tỏi trong tủ lạnh sẽ làm chúng nhanh bị mốc hơn, hơn nữa nó còn gây mùi khó chịu. Hành tỏi nên được để ở nơi thoáng mát, khô ráo, có thể đặt trong một chiếc rổ nhỏ là thích hợp nhất.
5. Dầu ăn
Dầu ăn nên được đặc trong bình kín, nhiệt độ phòng, không nên làm lạnh rồi sau đó đun nóng sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của dầu. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm dầu nhanh bị hư hơn.
6. Khoai tây
Đặt khoai tây vào tủ lạnh sẽ làm tinh bột nhanh bị phân hủy hơn, gây thối hỏng nhanh. Nên để nguyên củ khoai tây vào nơi thoáng mát, có bóng râm hoặc tối.
7. Cà phê
Cà phê có xu hướng hấp thụ mùi rất nhanh, vậy nên để chúng trong tủ lạnh là một ý tưởng tồi. Nên giữ chúng trong hộp kín, tránh ánh sáng mặt trời.
8. Cà chua
Cũng giống như chuối, cà chua chỉ nên để ở ngoài khi chúng đang chín. Chúng thường không giữ được mùi vị lâu, vì thế hãy nhanh chóng ăn trong 2-3 ngày thay vì là bảo quản trong tủ lạnh.
9. Bơ
Cũng như thế, bơ chỉ nên bỏ vào trong lủ lạnh khi chúng đã được chín mềm hoàn toàn. Tốt nhất là để bơ chín ngoài nhiệt độ phòng.
10. Thảo mộc
Các lại rau gia vị, thảo mộc tươi khi để trực tiếp vào trong tủ lạnh chúng sẽ bị héo úa. Thay vào đó, hãy đặt chúng trong túi zip để giữ được màu xanh tươi.
11. Tương cà
Trong tương cà có chứa nhiều giấm, nó hoạt động như một chất bảo quản vì vậy không cần phải làm lạnh. Kể cả khi đã mở nắp chai, cũng chỉ cần đặt chúng ở nơi thoáng mát.
12. Quả mọng
Dâu, mâm xôi...nếu muốn dùng trong nhiều ngày tốt nhất không nên rửa sạch rồi để trong tủ lạnh. Nước sẽ dễ dàng làm cho chúng bị úng, thối rửa.
13. Nước sốt nóng và nước tương
Cả trong nước sốt và nước tương đều có một lượng lớn muối và giấm, vi khuẩn chỉ có thể phát triển sau vài tháng. Vì thế không cần phải bảo quản chúng trong tủ lạnh nếu như có nhu cầu dùng liên tục.
14. Bí ngô
Không nhất thiết phải đặt những quả bí vào trong tủ lạnh, nó chỉ chiếm diện tích.