9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng

Lam Anh - Ngày 26/08/2020 19:00 PM (GMT+7)

Vỏ trứng, vỏ dưa hấu... được coi là rác thải thế nhưng với những người nấu ăn chuyên nghiệp thì chúng lại trở thành món ăn hấp dẫn.

1. Vỏ trứng

Mỗi khi ăn trứng xong chúng ta đều vứt bỏ vỏ và vỏ trứng trở thành một loại rác thải. Thế nhưng chúng ta không biết rằng, vỏ của một quả trứng gà chứa khoảng hai gam can-xi, gần gấp đôi so với nhu cầu trung bình hàng ngày của người lớn. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng bột vỏ trứng làm tại nhà có thể được thêm vào các món ăn khác, như bánh mì, bánh pizza hay mỳ spaghetti để bổ sung canxi cho bữa ăn mà không làm thay đổi trong hương vị.

Ngoài ra, vỏ trứng còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết như sắt, mangan, phốt pho, kẽm… vì thế chúng ta không nên lãng phí vỏ trứng sau khi chế biến nhé.

Cách làm bột vỏ trứng

Chuẩn bị:

- Vỏ trứng (có thể là vỏ trứng luộc hoặc vỏ trứng tươi)

- Nồi

- Máy xay sinh tố hoặc máy xay cà phê

- Lọ thủy tinh tiệt trùng (luộc trong nồi nước sôi rồi để khô ráo)

Cách làm:

Bạn cứ luộc trứng hoặc ăn trứng (tráng, ốp la, chiên…) như bình thường rồi gom vỏ trứng lại. Khi được 10-15 vỏ trứng, bạn đem rửa sạch các mảng bán bẩn bên ngoài vỏ nhưng không bỏ đi phần màng bên trong vỏ trứng vì phần này cũng có chứa chất dinh dưỡng.

Cho vỏ trứng vào nồi nước rồi luộc sôi đẻ vỏ trứng sạch và loại bỏ những mầm bệnh (nếu có). Luộc như vậy trong 10 phút rồi vớt vỏ trứng ra, để ráo nước.

Để vỏ trứng lên tấm kính hoặc khay nướng bánh bằng thép không gỉ, để khô qua đêm. Ngày hôm sau, bạn cho khay vỏ trứng vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ F (khoảng 93 độ C) trong khoảng 10 phút cho vỏ trứng khô hoàn toàn. Sau đó, cho vỏ trứng ra khỏi lò. Cho một vài vỏ trứng vào máy xay xay thành dạng hạt nhỏ. Sau đó xay cho đến khi vỏ trứng biến thành bột mịn là được. Cho bột vỏ trứng vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao và ẩm ướt.

Phần bột vỏ trứng này dùng cho vào thức ăn hàng ngày. Bạn có thể tiêu thụ ¾ - 1 muỗng cà phê bột canxi này mỗi ngày, chia làm 3 phần trong bữa ăn. Không nên dùng quá 1 muỗng cà phê bột canxi một ngày vì nó không tốt cho tiêu hóa.

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 1

2. Vỏ dưa hấu

Trong thực tế, một số người cho rằng vỏ dưa hấu rất giống dưa chuột về hương vị và kết cấu, khiến chúng trở thành ứng cử viên hoàn hảo để  làm dưa chua. Chúng có thể được ăn như một món ăn nhẹ hoặc với các loại rau ngâm khác. 

Cách làm vỏ dưa hấu ngâm chua

Chuẩn bị: - 600gr cùi dưa hấu (lấy cùi dày càng ngon) - 100ml giấm - 25gr muối - 100gr đường - 200ml nước sôi để nguội - 1 nhánh thì là - 1/3 muỗng cà phê hạt tiêu - 2 tép tỏi thái lát - 1 trái ớt sừng thái lát

Cách làm: 

- Cùi dưa hấu, gọt vỏ xanh, bỏ vỏ màu hồng thái miếng nhỏ dài khoảng ngón tay út.

- Bóp cùi dưa hấu với 1 muỗng cà phê muối.

- Sau đó xả qua nước lạnh, để ráo.

- Giấm, muối, đường và nước hòa chung trong 1 cái âu to.

- Cho cùi dưa hấu, thì là, tiêu và ớt tỏi vào hũ. Sau đó đổ nước giấm đường vào ngập cùi dưa hấu.

- Đậy nắp kín, để nơi thoáng mát khoảng 1 ngày là có thể ăn được. 

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 2

3. Lá súp lơ

Ăn lá súp lơ trắng đang là xu hướng hiện nay. Bạn có thể tìm thấy nhiều công thức nấu ăn với loại lá này chẳng hạn như xào với các loại thịt khác nhau. Lá súp lơ là một nguồn cung cấp  dồi dào khoáng chất, beta carotene, sắt và canxi. Lá súp lơ rất ngon, hương vị hấp dẫn, vì vậy đừng bỏ nó đi nhé!

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 3

4. Hoa bí

Hoa bí là món ăn phổ biến ở một số quốc gia như Ý, Việt Nam... nhưng nhiều nước còn lại trên thế giới nhìn chúng như là một loại thực vật bỏ đi. Hoa bí rất ngọt, thanh mát, lại chế biến được thành nhiều món như canh hoa bí thịt băm, hoa bí xào với các loại thịt, nhồi thịt chiên giòn... vì thế chẳng có lý gì để vứt nó đi cả.

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 4

5. Vỏ cà rốt

Thông thường, khi nấu ăn, phần vỏ cà rốt luôn được cho vào thùng rác. Nhưng phần bỏ đi này thực sự có hương vị và giàu vitamin C. Tuy nhiên bạn có thể tận dụng chúng để xào hoặc làm mứt.

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 5

6. Lõi bắp cải

Bắp cải là loại rau phổ biến, được nhiều người sử dụng để nấu ăn tuy nhiên phần cuống và lõi bắp cải cứng nên nhiều người vứt đi. Thế nhưng, bạn có thể thái lát nó ra để ngâm chua, xào, thậm chí hầm xương cũng rất ngon. Vì vậy, đựng vội coi nó là rác nhé!

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 6

7. Lõi quả dâu tây

Lõi quả dâu tây thường bị đối xử không công bằng, thậm chí có cả công cụ giúp bạn loại bỏ phần lõi trong quả dâu. Thế nhưng mọi người không biết rằng chúng ta đang loại bỏ một phần dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa, chống viêm, các yếu tố bảo vệ tim mạch và các đặc tính bảo vệ thần kinh này. Nếu bạn không thích hương vị của lõi dâu, hãy xay nó vào trong ly sinh tố của bạn và thưởng thức.

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 7

8. Vỏ chuối

Vứt bỏ vỏ chuối gần như là một hành động bản năng của con người nhưng ăn chúng thực sự có thể có lợi cho sức khỏe của bạn vì giàu kali, magiê và canxi. Bạn có thể biến vỏ chuối thành sinh tố (vỏ chuối chín), làm trà, hay kho hoặc nấu canh (với vỏ chuối xanh).

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 8

9. Vỏ hành tây

Vỏ hành tây có đặc tính giàu chất chống oxy hóa vì thế bạn hãy đun sôi chúng cho đến khi mềm và dẻo, trộn với dầu ô liu, rồi trộn với công thức bột mì yêu thích của bạn để  tạo thành bột. Sau đó biến bột này thành bột tẩm vào các món chiên như cánh gà... 

9 loại nguyên liệu tưởng thừa vứt đi nhưng vào tay đầu bếp lại thành đồ hảo hạng - 9

Ăn mì tôm bao năm nhưng bạn đã biết vì sao sợi mì lại lượn sóng chưa?
Hóa ra, việc sợi mì tôm có hình dáng lượn sóng đều là mục đích của nhà sản xuất mà không phải ai cũng biết.
Theo Lam Anh (Dịch từ Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Văn hóa ẩm thực