Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu được món lạp xưởng. Mẹ hãy bỏ túi ngay các cách chế biến lạp xưởng sau đây để đổi vị cho cả nhà thưởng thức và tiếp khách nhé!
Lạp sườn hay lạp xưởng là một món ăn được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Nó cũng được người người ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và ngon miệng. Có rất nhiều cách chế biến lạp xưởng khác nhau nhưng 5 cách sau đây vừa phổ biến, đơn giản dễ làm và đặc biệt là tuyệt ngon!
1. Lạp xưởng chiên đơn giản
Nhiều người vẫn có thói quen chiên lạp xưởng bằng dầu như chiên xúc xích hay các chiên món ăn khác. Tuy nhiên, trong lạp xưởng vốn đã có nhiều mỡ nên chiên trong dầu sẽ làm lạp xưởng chứa quá nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe mà khi ăn lại rất dễ ngán.
Cách chiên lạp xưởng ngon nhất là trước khi chiên, bạn luộc nguyên liệu cùng với nước dừa hoặc nước lọc, tuyệt vời hơn có thể cho lạp xưởng lăn qua giấm. Các loại nước này sẽ làm mềm lạp xưởng. Bạn cho một lượng nước vừa đủ và để lửa nhỏ đồng thời dùng đũa đảo đều cho nước thấm vào từng thớ lạp sườn.
Khi nước đã cạn và thấm sâu vào lạp xưởng, mỡ trong lạp xưởng sẽ chảy ra làm chín và giúp vỏ lạp xưởng vàng đều, chín rụm. Khi thành phẩm đạt yêu cầu, bạn tắt bếp và cho lạp xưởng ra đĩa. Đây là phương pháp chiên lạp xưởng đúng nhất. Chỉ trong khoảng 5 phút bạn sẽ có ngay những miếng lạp xưởng chiên thơm ngon vô cùng.
2. Lạp xưởng hấp chống ngán
Lạp xưởng hấp là món ăn được nhiều người lựa chọn vì ít dầu mỡ, thơm ngon mà không bị ngấy. Lạp xưởng có thể được hấp bằng nồi cơm điện và hấp cách thủy. Thời gian hấp khoảng 10 phút. Thành phẩm đạt yêu cầu sẽ rất mềm, có một chút mỡ chảy ra.
Bạn có thể ăn kèm lạp xưởng hấp với bánh mỳ, cơm… đều rất ngon mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Đây là một trong số các món ngon làm từ lạp xưởng mà việc chế biến lại vô cùng đơn giản.
3. Lạp xưởng nướng dậy mùi
Lạp sườn tươi đem nướng cũng là một món ăn được nhiều người yêu thích. Lạp xưởng có thể được nướng trên bếp nướng điện hoặc bếp than hoa. Cách chế biến này sẽ giúp lấy bớt đi lượng mỡ có trong lạp xưởng cũng như cho vỏ lạp xưởng được giòn, có hương thơm đặc trưng của đồ nướng.
4. Lạp xưởng khìa nước dừa
Nguyên liệu: 500 g lạp xưởng tươi + 1 trái dừa tươi lấy nước.
Cách làm:
- Lạp xưởng dùng tăm xăm xăm xung quanh cho lạp xưởng ngấm nước dừa và chảy bớt mỡ.
- Đổ ngập nước dừa vào lạp xưởng. Nấu đến gần cạn thì lăn đều cho đến khi lạp xưởng vàng đều là được.
5. Lạp xưởng xiên hành ớt nướng
Nguyên liệu:
Lạp xưởng 4 cây.
Củ hành tím 100g.
Ớt chuông xanh 150g.
Xiên que 10 cái.
Dầu ăn.
Cách làm:
- Lạp xưởng rửa sơ, nếu lạp xưởng tươi thì không cần, thái khúc dài 3cm.
- Hành củ cắt bỏ gốc, bóc vỏ, để nguyên, rửa sạch, để ráo.
- Ớt chuông rửa sạch, để ráo, bỏ ruột, thái miếng vuông (cạnh 2cm)
- Que xiên ngâm vào nước khoảng 5 phút, vớt ra.
- Lần lượt xiên vào que một miếng lạp xưởng, một miếng ớt chuông, một củ hành, xen kẽ nhau cho đến khi đầy que xiên.
- Mở lò nướng cho nóng trước khoảng 10 phút, đặt các que xiên vào khay, cho một ít dầu ăn vào, nướng khoảng năm phút ở nhiệt độ 200 độ C. Tắt lò, lấy que lạp xưởng ra.
6. Lạp xưởng xào đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
100g lạp xưỏng.
Đậu Hà Lan 200g.
Cách làm:
- Đậu Hà Lan rửa sạch.
- Đun sôi nước, cho đậu Hà Lan vào chần sơ, vớt đậu ra cho ngay vào nước lạnh.
- Lạp xưởng thái chéo, mỏng.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, lượng dầu vừa phải không nên nhiều vì khi xào lạp xưởng cũng sẽ ra mỡ. Cho lạp xưởng vào xào trước 1 phút sau đó cho tiếp đậu Hà Lan vào đảo cùng.
- Nêm chút bột canh cho vừa ăn. Đảo đều. Xào khoảng 5 phút cho đậu ngấm gia vị và chín tới là được.
- Trút ra đĩa ăn nóng.