Loạt thực phẩm chứng tỏ: Đại gia ăn mì ăn liền hay uống trà sữa cũng phải “sang chảnh”.
Cùng là những loại thực phẩm thông thường bình dân, vậy nhưng khi qua tay các đầu bếp nổi tiếng, sử dụng nguyên liệu đắt tiền cùng cách chế biến tinh xảo, nhiều món ăn đã có giá đắt gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần mức giá ban đầu. Tuy nhiên nhiều người vì tò mò vẫn sẵn sàng “móc hầu bao” để thưởng thức những món ăn này.
Chuối – 150 nghìn đồng/quả
Mỗi quả chuối Gokusen được đóng gói trong một hộp riêng biệt và có một số sê-ri riêng. Lý do vì sao chuối Gokusen đắt đến vậy, là bởi vì loại chuối này chỉ trồng được ở Phillipine trong những khu vực đạt tiêu chuẩn sinh thái trên độ cao 500 mét so với mực nước biển. Chúng được tạo ra từ 100 loài chuối khác nhau và đạt tiêu chuẩn với ba vị ngọt, thơm, tinh chế.
Mỗi quả chuối nặng khoảng 200 gram và mỗi quả có giá 6 euro (khoảng 150.000 đồng), được bán với số lượng rất hạn chế.
Bắp rang bơ – 6,5 triệu đồng
Cùng với công thức cho những hạt bắp vào nổ cùng bơ, đường nhưng món bắp rang bơ của hãng Berco lại được làm từ những nguyên liệu thượng hạng tốt nhất thế giới như vani của hãng Nielsen Massey Bourbon, bơ Vermont Creamery, muối Laeso, đường hữu cơ cùng với đó là trộn bụi vàng 23 carat ăn được.
Một hộp bắp rang bơ như vậy có giá 250 đô la – tương đương khoảng 6,5 triệu đồng.
Trà sữa trân châu - 540.000 đồng/cốc
Cốc trà sữa được bếp trưởng Franck Desplechin tại St. San Francisco không hề giống trà sữa thông thường. Bột trà là sự kết hợp của trà đen Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka, cùng với đó là tinh dầu của chanh dây và vải. Nó được pha chế bằng cách sử dụng đá chứ không dùng nước sôi như các loại trà bình thường.
Phần topping đi kèm theo của trà sữa cũng được làm hết sức kì công. Trân châu được làm từ trái dâu rừng hòa lẫn cùng các hỗn hợp thảo dược, nước cốt chanh dây, bột caramel thượng hạng và loại muối Fleur de Sel tự nhiên của người Pháp. Đầu bếp còn gợi ý rằng người dùng nên lắc tất cả trước khi uống để được thưởng thức hương vị đặc sắc nhất.
Nếu như không thể tới tận San Francisco để thưởng thức loại trà sữa đặc biệt này, bạn có thể đặt mua bột trà sữa trên trang web. Chỉ riêng gói bột cho 4 cốc trà sữa có giá 24 USD (540.000 đồng), còn nếu muốn mua thêm topping thì bạn phải đặt hàng riêng.
Bánh mì Việt Nam 2,5 triệu đồng
Bánh mì vốn là món ăn bình dân được bán ở khắp mọi lề đường, hè phố ở Việt Nam. Nhưng dù có làm bằng loại nhân nào, bánh mì vỉa hè cũng chỉ có giá từ 10 nghìn đến 30 nghìn đồng. Chính vì vậy, khi những thông tin về một quán ăn ở Sài Gòn quyết định đưa ra loại bánh mì có giá 2,2 triệu đồng (khoảng 100 USD), rất nhiều người đã phải choáng váng.
Để làm ra chiếc bánh mì 2,2 triệu đồng, trước hết, người đầu bếp sẽ phết một lớp mayonaise chứa nấm truffe vào ruột bánh mì rồi đem nướng bánh trên lò. Khi bánh thơm và nóng giòn, lớp thứ 2 được bỏ vào bánh mì sẽ là một loại pate đặc biệt được đặt riêng từ đầu bếp Pháp sống tại Đà Lạt.
Bánh cùng được tăng thêm độ ngậy bằng 4 miếng gan ngỗng thượng hạng và nhân sườn heo – loại sườn đựng trong túi chân không, nấu ở nhiệt độ thấp trong 6 giờ để giữ được hương vị nguyên sơ. Món bánh mì được phục vụ kèm với khoai lang chiên, trứng cá caviar và rượu vang trắng.
Mì ăn liền – 1,125 triệu đồng/hộp
Mì ăn liền vốn được coi là món ăn "thương hiệu" của các sinh viên nghèo nhưng loại mì ăn liền Harrods Pot Noodle đã góp phần thay đổi định kiến này. Là sự kết hợp của hãng mì ăn liền giá rẻ Pot Noodle và Harrods Department Store, 100 hộp mì phiên bản giới hạn đã được bán với giá 50 USD (1.125.000 đồng) mỗi hộp, cao gấp 200 lần so với giá thông thường.
Lý do nữa khiến sản phẩm mì ăn liền này có giá cao như vậy là do nó đựng trong một chiếc hộp sang trọng mạ vàng được làm thủ công, đi kèm với khăn ăn và một chiếc nĩa cũng được chế tác tinh xảo.
Bánh Hamburger – 6,8 triệu đồng
Serendipity 3, một quán cà phê ở Manhattan, đã tạo ra Le Burger Extravagant, một chiếc bánh hamburger sang trọng với đầy đủ các thành phần bao gồm: Bò Wagyu pha với bơ nấm trắng 10 ly, Salish Alderwood hun khói muối biển Thái Bình Dương, Pho mát cheddar chế biến bằng tay bảo quản 18 tháng, nấm cục cạo râu đen, trứng cút chiên, mứt Campagna truffle trắng, Kawuga Kaluga ở trang trại nuôi ở Quzhou, Trung Quốc.
Ngoài ra, tất cả những chiếc bánh đều được tặng kèm một chiếc tăm bằng vàng cứng 'Fleur de Lis' bọc kim cương và được thiết kế bởi nhà kim hoàn Euphoria New York.
Ớt – 570 triệu đồng/kg
Charapita là loại ớt nhỏ có nguồn gốc ở miền bắc Peru, hiện đang là loại ớt đắt nhất thế giới có giá gần 26.000 USD/kg
So với các gia vị cay khác, ớt charapita cực kỳ cay và được khuyến cáo không nên ăn tươi. Tuy nhiên, khi sấy khô và cho vào súp gà, nó có vị cay nhẹ, thậm chí trẻ em cũng ăn được. Charapita chỉ mọc được ở môi trường hoang dã trong rừng cạnh những cây lớn.
Chanh – 6,5 triệu đồng/kg
Theo Los Angeles Times, chanh ngón tay (finger lime) là một trong 6 loài chanh bản địa của Australia, mọc trong những cánh rừng mưa ven biển phía đông.
Chanh ngón tay có đặc điểm khác biệt so với những giống cam chanh khác, chẳng hạn như lá và hoa rất nhỏ. Đặc điểm khiến chanh có mức giá đắt gấp hàng trăm lần chanh thường nằm ở hương vị của nó. Tép chanh có mùi thơm kết hợp giữa chanh vàng và chanh thường, tạo thành gia vị giúp tăng độ hấp dẫn cho các món hải sản.
Nhờ hình dáng kỳ lạ và mùi vị thơm, chanh ngón tay trở thành loại chanh đắt nhất thế giới với giá ít nhất 280 USD/kg – khoảng 6,5 triệu đồng.