Mâm cúng rằm tháng Giêng là thứ không thể thiếu được để dâng lên gia tiên và các vị thần linh trong dịp đầu Xuân năm mới. Vậy bạn đã biết được cần phải chuẩn bị những lễ vật gì để cúng hay chưa?
Rằm tháng Giêng là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong năm, ngay sau khi dịp Tết Nguyên Đán kết thúc không lâu. Dân gian vẫn thường gọi thời điểm này là Nguyên Tiêu, là thời điểm diễn ra trăng tròn đầu tiên trong năm mới. Việc sửa soạn mâm cúng rằm tháng Giêng ngoài việc để dâng lên các vị thần linh và gia tiên, nó còn để cầu mong bình an, tốt lành và may mắn cho cả năm.
Lễ cúng rằm tháng Giêng 2022 vào ngày nào?
Thông thường thì lễ cúng rằm tháng Giêng sẽ được tổ chức vào đúng ngày rằm, tức là vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên thì tùy theo điều kiện và tình hình của mỗi gia đình mà việc thực hiện lễ cúng có thể diễn ra trước đó khoảng 1-2 ngày, tức là vào ngày 13 hoặc 14 tháng Giêng âm lịch.
Ngày rằm tháng Giêng 2022 năm nay sẽ rơi vào này 15/02 theo Dương lịch, tức là vào thứ 3. Do đó mà các gia đình cần có sự sắp xếp công việc để có thể chuẩn bị lễ cúng cho chu đáo.
Mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?
1. Lễ vật cúng rằm tháng Giêng
Những thứ sau đây gia chủ cần phải chuẩn bị để dâng lên các vị thần linh và gia tiên, bên cạnh mâm cỗ chính:
- Tiền, vàng mã
- Bình hoa tươi
- Trầu, cau
- Đèn, nến
- Hoa quả
- Rượu, thuốc lá
- Hương, nhang
2. Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng
Mâm cỗ mặn để dùng cho lễ cúng dâng lên các vị thần linh và gia tiên. Vậy nên mâm cỗ cần được chuẩn bị tươm tất, gồm 4 bát - 6 đĩa theo phong tục dân gian. Tuy nhiên thì tùy theo điều kiện kinh tế mà các gia đình có thể chuẩn bị sao cho hợp lý. Những món ăn cần có trong mâm cúng rằm tháng Giêng có thể kể đến như:
- Đĩa thịt gà luộc hoặc thịt lợn luộc
- Đĩa bánh chưng, bánh tét hoặc xôi
- Đĩa nem hoặc chả giò rán
- Đĩa rau củ xào
- Đĩa giò lụa hoặc chả
- Đĩa dưa, hành, củ kiệu muối
- Bát canh măng hoặc canh bóng
- Bát canh mọc
- Bát canh miến
- Bát nước chấm
3. Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng
Trái với mâm cỗ mặn, mâm cỗ chay là để dùng cúng dâng lên các vị Đức Phật nhân dịp đầu Xuân năm mới. Do đó mâm cỗ chay không cần quá cầu kỳ, nhưng vẫn phải có những món ăn như sau:
- Đĩa xôi
- Đĩa rau củ xào chay
- Đĩa giò chay
- Đĩa nem hoặc chả giò rán chay
- Bát canh nấm nấu rau củ
- Bát chè trôi nước
Văn khấn rằm tháng Giêng chi tiết
Sau đây là bài văn khấn rằm tháng Giêng theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam mà gia chủ có thể tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ chúng con là: ……
Ngụ tại: ……
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần, gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Lưu ý khi làm lễ cúng rằm tháng Giêng tại nhà
Để có thể giúp lễ cúng rằm tháng Giêng diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp, sau đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm rõ:
- Về thời gian thực hiện lễ cúng và dâng mâm cúng rằm tháng Giêng, gia chủ nên làm trong khoảng giờ Thìn (từ 7h-9h sáng) hoặc giờ Ngọ (từ 11h-13h trưa) là tốt nhất. Miễn sao nên thực hiện lễ cúng trước 19h tối ngày rằm tháng Giêng.
- Cần lau dọn bàn thờ chính trong nhà thật sạch sẽ và gọn gàng. Không được phép xê dịch bát hương mà chỉ lau xung quanh mà thôi. Gia chủ có thể thắp 1 nén nhang để xin phép trước khi tiến hành lau dọn.
- Khi dâng mâm cúng rằm tháng Giêng, chỉ dâng mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay, không nên dâng mâm cỗ kết hợp 2 trong 1 hoặc mâm cỗ mặn giả chay.
- Không được cúng hoa giả, trái cây giả lên bàn thờ, bởi như vậy sẽ bị coi là không thành tâm và thực lòng.
- Khi thực hiện lễ cúng cần ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, tuyệt đối không ăn mặc luộm thuộm, bẩn thỉu khi làm lễ.
- Giọng đọc văn khấn cúng rằm tháng Giêng cần to, rõ ràng và chính xác. Chỉ cầu sức khỏe, bình an chứ không cầu mong công danh, tài lộc.
Một số hình ảnh mâm cúng rằm tháng Giêng đẹp mắt
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng với nhiều món cuốn ngon và đẹp mắt
Một mâm cúng rằm tháng Giêng đẹp mắt với bánh trôi nước đủ màu sắc và các món ăn truyền thống ngon miệng
Một mâm cúng rằm tháng Giêng được bài trí trong các đĩa vô cùng bắt mắt và đầy màu sắc
Mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ và tươm tất với các món ăn truyền thống
Mâm cúng rằm tháng Giêng theo truyền thống của người Việt đẹp mắt khác mà bạn có thể tham khảo