Những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không chỉ thể hiện được sự chỉn chu khéo léo của chị em mà còn thể hiện được tấm lòng thành kính của họ với gia tiên.
Rằm tháng Giêng, còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, không chỉ là dịp lễ lớn đầu năm mà còn mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đây là thời điểm để gia đình sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên, và cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi. Với ý nghĩa sâu sắc ấy, những mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng không chỉ là sự chuẩn bị đơn thuần mà còn thể hiện tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn.
Năm nay, Rằm tháng Giêng rơi vào giữa tuần, thứ Tư (ngày 12/2/2025) nên nhiều gia đình đã linh hoạt cúng Rằm trước đó vài ngày, nói chung tùy theo hoàn cảnh và sự sắp xếp phù hợp.
Sau khi hoàn tất lễ cúng, nhiều chị em hào hứng chia sẻ hình ảnh mâm cỗ của mình. Từ đôi bàn tay khéo léo, chị em phụ nữ không chỉ làm nên những món ăn ngon, đẹp mắt mà còn giữ gìn trọn vẹn giá trị truyền thống trong từng mâm cỗ, gửi gắm ước mong gia đạo an yên và phúc lộc tràn đầy. Các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể là chay hoặc mặn, tùy theo mong muốn và phong tục riêng của từng gia đình.
Dù bận rộn với công việc, chị Thu Hương (Hà Nội) vẫn không bỏ qua dịp lễ quan trọng này. Với sự khéo léo và tấm lòng thành, chị đã chuẩn bị hai mâm cỗ đầy đặn: một mâm cỗ chay thanh tịnh và một mâm cỗ mặn đậm đà, góp phần giữ trọn ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng.
Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng của chị Thu Hương.
Mâm cỗ mặn cúng Rằm của chị Hương cũng ngon, đầy đặn không kém mâm cỗ chay.
Cùng xem thêm các mâm cỗ cúng Rằm của các chị em khác:
Mâm cỗ cúng Rằm của chị Thu Hiền (Hải Phòng).
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đủ món ngon của chị Hòa Phạm (Hà Nội).
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của chị Võ Kim Oanh (Hà Nội).
Mâm cỗ nhà chị Lê Kim Thanh.
Mâm cỗ nhà chị Thanh Huệ (Tp HCM).
Mâm cỗ của chị Nguyễn Hồng Thuý (Hà Nội).