Cứ đến tháng 5, tháng 6, khi nắng hè giòn tan nơi vòm lá hắt xuống lòng đường cái nóng đến "khô người" thì cũng là lúc trên sạp hoa quả, gánh hàng rong, mận là mặt hàng không thể thiếu.
Mận chủ yếu được nhập về từ các vùng Lạng Sơn, Lào Cai và đặc biệt là Sơn La. Giữa tháng 6, mận hậu sẽ vào chính vụ. Ở Sơn La, mận hậu có hai loại, là mận Chiềng Cọ và mận Chiềng Đen - lấy theo tên của hai xã trồng mận lớn nhất ở đây. Cả hai loại đều có đặc điểm quả đều, màu đỏ mọng nhưng rất giòn. Mận loại thường thu mua tại vườn có giá trung bình 8.000 đồng/kg, nếu mua loại chọn từng quả thì có giá 12.000 đồng/kg. Về đến thủ đô Hà Nội, mận được bán với giá 20 - 25 nghìn/kg thậm chí còn cao hơn thế.
Mận hậu quả có da căng bóng, khi bóp nhẹ có cảm giác cứng, không bị dập nát. Bên ngoài quả mận nếu vẫn phủ một lớp phấn trắng, còn nguyên cuống và lá thì chứng tỏ mận mới hái.
Những trái mận chính vụ được buôn bán nhiều tại các sạp hoa quả, các gánh hàng rong.
Người mua tranh thủ mua về thưởng thức.
Giá mỗi cân mận dao động từ 20 - 25 nghìn đồng.
Không chỉ mận; vải thiều, chôm chôm cũng là những "đặc sản" của mùa hè.
Mận hậu là thứ quả nổi tiếng, đặc sản của người Sơn La, Lào Cai. Mỗi năm chỉ có một mùa nên mọi người rất háo hức với loại quả này.
Mận được người bán nhập chủ yếu ở chợ đầu mối Long Biên, có màu sắc đẹp, giá cả hợp lý nên nhiều người chọn mua.
Những trái mận hậu căng, mọng, mịn là món ăn ưa thích của chị em (Ảnh chụp tại phố Quán Thánh, Ba Đình).
Si-rô mận, mứt mận Si-rô mận, mứt mận đang là một trong những món ăn, thức uống giải khát hấp dẫn nhất mùa hè này. Rất nhiều chị em đã rỉ tai nhau cách làm si rô mận, mứt mận. Để có món si rô và mứt ngon từ mận, chị em có thể tham khảo công thức tại đây nhé!
Nguyên liệu: - Mận hậu: 2kg - Đường: 1,5kg Thực hiện: - Mận rửa sạch, để ráo. Dùng dao tách bỏ hạt mận (nếu cẩn thận hơn thì có thể dùng nạo để nạo bỏ vỏ mận). - Rải một lớp mận vào dụng cụ đựng rồi rải tới một lớp đường. Cứ rải lặp đi lặp lại như thế cho đến hết mận và đường. Để ướp cho đến khi mận tiết ra nhiều nước và đường tan. - Cho toàn bộ mận và nước mận vào nồi, đặt lên bếp đun sôi khoảng 20 phút. (Hoặc khi đường tan hết thì có thể gạn lấy phần nước này, cho vào lọ và cất vào tủ lạnh. Nước này có thể dùng để pha nước uống. Phần bã mận thì cho vào lọ rồi cũng cất vào tủ lạnh để thi thoảng nhâm nhi. Hoặc là đem xay phần bã mận này thật nhuyễn rồi cho lên bếp sên để làm mứt mận). - Gan lấy phần nước mận, để nguội rồi cho vào lọ và cất vào tủ lạnh để bảo quản. Sau 2-3 ngày ta sẽ thu được phần siro mận sánh đặc. - Siro mận này dùng để pha nước uống, làm thạch, phủ lên kem để trang trí… - Phần bã mận đem xay thật nhuyễn. - Cho phần bã mận đã xay nhuyễn này vào nồi. Sên mận ở mức lửa nhỏ cho mận đặc hơn chút nữa là ta đã có được món mứt mận. Mứt mận này có thể dùng để phết bánh mì, làm kem, làm bánh… Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh. Chị em lưu ý: Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, ăn quá nhiều loại quả này bởi mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt. Không nên ăn quá 10 quả mận/ngày, không nên ăn vào lúc đói và không lạm dụng vị chua để chấm nhiều muối. Khi ăn mận, bạn không nên gọt vỏ vì vỏ có rất nhiều chất chống ôxy hóa. Bạn nên rửa sạch ngâm quả mận nước muối loãng trong khoảng 15-20 phút để đảm bảo an toàn trước khi ăn. |