Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi cho biết, các bộ phận của gà như phao câu, cổ gà, da gà,… có chứa nhiều hạch bạch huyết – nơi tập trung các vi khuẩn, nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Trong những bữa cỗ, bữa ăn hàng ngày của hầu khắp các gia đình Việt, thịt gà là món ăn quen thuộc và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, rất nhiều bộ phận trong con gà vô cùng bẩn và độc hại cho sức khỏe của con người nếu ăn nhiều. Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng sẽ chỉ ra những bộ phận nào của gà là bẩn và độc cần tránh hạn chế ăn nhiều, cách rửa gà sạch trước khi chế biến.
Những bộ phận bẩn và “cực hại”
Theo bác sĩ Tường Vi: “Thịt gà là một thực phẩm ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, bất kỳ con gà nào lúc chưa được nấu chín đều có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm. Các khảo sát cho thấy, gà nuôi theo phương pháp chăn thả tự nhiên chứa rất nhiều giun sán,… Đặc biệt, giun sán chủ yếu ký sinh trong đường ruột, diều, mắt gà,... Vì vậy, chúng ta cần nấu chín thịt gà rồi mới ăn để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể”.
Bác sĩ Tường vi nhấn mạnh thêm, các bộ phận của gà như phao câu, cổ và da gà là những bộ phận có chứa nhiều hạch bạch huyết - nơi dễ tập trung các vi khuẩn, nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Phao câu, cổ và da gà là những bộ phận có chứa nhiều hạch bạch huyết- nơi dễ tập trung các vi khuẩn
Phao câu
Phao câu là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Khả năng ăn vi khuẩn của tế bào này rất khủng khiếp, tuy nhiên lại không thể tiêu hóa được những vi khuẩn, độc tố này. Vì vậy, phao câu giống như một kho chứa vi khuẩn. Sau khi đi vào cơ thể, vi khuẩn và độc tố có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Cổ gà
“Cũng giống phao câu, phần dưới da của cổ gà có chứa các tuyến dịch bạch huyết. Khi ăn cổ gà, các tuyến đó sẽ đi vào đường tiêu hóa và gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn phần cổ của gà”, bác sĩ cho hay.
Da gà
Đây là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại và có nhiều vi khuẩn nhất của con gà. Đặc biệt, với món gà quay, lượng cholesterol chứa trong đó sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe khi chúng bị chuyển hóa thành các chất gây bệnh nhờ sự xúc tác của nhiệt độ cao. Do đó, khi ăn thịt gà nên bỏ da và tuyệt đối không lọc da gà chế biến thành các món ăn khác.
Da chứa nhiều cholesterol có hại và có nhiều vi khuẩn nhất của con gà
Lưu ý khi sơ chế gà
Ngày nay, chị em phụ nữ thường mua gà được làm sẵn ở chợ hoặc siêu thị. Tuy vậy, sau khi về vẫn cần phải sơ chế lại để làm sạch và khử mùi lông.
“Sau khi làm lông và mổ gà, chị em nội trợ cần rửa sạch gà. Tiếp đó, dùng muối sát vào những ngóc ngách trên gà như miệng, cổ, nhất là khu vực diều gà và cần cắt bỏ phổi. Thậm chí, chị em có thể dùng muốn sát trên toàn bộ cơ thể của gà. Sau đó, rửa lại sạch sẽ dưới vòi nước chảy”, bác sĩ Tường Vi chỉ chị em nội trợ cách sơ chế gà sạch trước khi chế biến.
Bác sĩ khuyến cáo thêm, quan trọng hơn cả, cần phải nấu chín thịt gà trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe và an toàn thực phẩm.
Xem thêm các tin liên quan: Ăn hơn 2 quả trứng/ngày không gây hại sức khỏe 6 thực phẩm cực nguy hiểm bạn không nên ăn Sai lầm cần tránh khi dùng màng bọc thực phẩm |