Ăn rau muống sai cách sẽ khiến cơ thể bạn thêm suy nhược, ốm yếu.
Rau muống là một trong những loại rau quen thuộc trong các gia đình Việt. Mùa hè đến, nhiều khi chỉ cần đĩa rau muống luộc với bát nước canh dầm sấu là đủ thổi bay bát cơm. Tuy vậy, loài rau quen thuộc này vẫn có những điều cần chú ý trong khi chế biến và sử dụng. Chị em cần nhớ để tránh "miếng ăn là miếng nhục".
Ăn rau muống khi đang có vết thương hở
Những ai đang bị vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào. Điều này sẽ dẫn đến sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.
Ăn rau muống khi uống thuốc đông y
Với nhiều thầy thuốc y học cổ truyền, họ thường yêu cầu người bệnh phải kiêng ăn rau muống. Rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ
Rất nhiều người thích món rau muống chẻ ăn sống, hoặc xào tái rau. Món rau muống giòn sần sật làm đã cái miệng trong những bữa cơm.
Tuy nhiên, rau muống, đặc biệt khi trồng thủy sinh, có thể chứa sán lá ruột lớn và nhiều loại kí sinh trùng khác. Nếu ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sán hoặc đưa ký sinh trùng vào cơ thể.
Ăn rau muống khi bị đau khớp
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Ăn rau muống khi bị suy nhược
Những người suy nhược cơ thể nặng, thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống vì có thể làm tình trạng nặng hơn.
Ăn rau muống khi bị gout, sỏi thận
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu. sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
Ăn rau muống trái mùa
Mùa rau muống thường vào vụ hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều nơi, người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trái vụ trông vẫn đẹp.