Dương Mỹ Linh cho biết cô được "sư phụ" hướng dẫn gói, là mẹ của đàn chị Hà Kiều Anh.
Dù đã qua Tết Nguyên đán hơn chục ngày và đã một mình ăn hết mấy cái bánh chưng nhưng Hoa hậu Dương Mỹ Linh vẫn chưa "đã cơn thèm". Mới đây, cô tiếp tục đăng tải hình ảnh gói bánh chưng gây chú ý mọi người. Nàng gái một con chia sẻ: "Có sư phụ chỉ dẫn tường tận nên 2 nồi bánh chưng khá thành công. Để có một chiếc bánh chưng ngon quả thật rất khó và kỳ công. Một mình ăn hết mấy cái bánh vậy mà vẫn chưa đã cơn. Lại chuẩn bị tuần sau gói chỉ để phục vụ bản thân vì bánh chưng nhập rồi mọi người ạ.
Mình đã từng ăn bánh của chị Hà Kiều Anh gói, phải nói là ngon lắm lắm đi nên mình bị thích bánh chưng từ đó. Vậy mà mãi tới giờ mới gói. Chị cũng đã chỉ mình rất chi tiết nhưng mình không tự tin. Cho đến năm nay mình mới tự tin vì có cô là mẹ của chị bên này chỉ dẫn và giúp mình tất cả nên mọi thứ ngoài mong đợi".
Hoa hậu Dương Mỹ Linh gói bánh chưng ở Mỹ. Qua Tết, nàng hậu vẫn gói tiếp chỉ để phục vụ bản thân vì "bánh chưng nhập".
Theo chia sẻ của Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2006, cô đã được ăn bánh chưng do đàn chị Hà Kiều Anh gói và từ đó mê bánh chưng.
Dù Hà Kiều Anh từng hướng dẫn Dương Mỹ Linh một cách chi tiết cách gói bánh chưng nhưng Hoa hậu sinh năm 1984 chưa tự tin để gói.
Đến năm nay, bà mẹ một con mới tự tin vì được "sư phụ" hướng dẫn tận tình, chính là mẹ ruột Hà Kiều Anh đang sống tại Mỹ.
Có sự "gia sư" của mẹ Hà Kiều Anh, Dương Mỹ Linh đã gói thành công đến 2 nồi bánh chưng và sẽ gói tiếp một nồi vào tuần sau.
Đa số người miền Nam thường gói bánh tét, còn bánh chưng là loại bánh đặc trưng của miền Bắc. Nguyên liệu làm ra chúng tương đối giống nhau, bao gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ lợn..
Tuy nhiên bánh tét người miền Nam thường dùng lá chuối thay vì lá dong. Nhân bánh cũng không chỉ có thịt lợn mà còn dùng các loại nhân ngọt như chuối, hoặc có thể thay thế bằng đỗ đen/gạo nếp cẩm hoặc các loại gạo được nhuộm màu tự nhiên. Trong khi bánh chưng chỉ được làm gạo nếp trắng.
Thành phẩm gói bánh chưng như miền Bắc của người đẹp Bến Tre làm mọi người phải xuýt xoa. Hà Kiều Anh cho rằng đàn em đã giỏi hơn "sư phụ".
Tham khảo cách bảo quản bánh chưng qua Tết vẫn ngon như mới luộc: Để bánh chưng ở nơi thoáng mát Trước đây nhiều năm, khi tủ lạnh chưa phổ biến như hiện tại thì bánh chưng, bánh tét hay được bảo quản ở nơi thoáng mát. Sau ngày Tết, bánh lại được đem đồ lại (hấp lại) sau đó lại để thêm. Tuy nhiên cũng không để được lâu do thời tiết ở nước ta độ ẩm cao, đặc biệt là ở miền Bắc. Bánh sẽ nhanh bị chua và mốc. Hơn nữa, muốn bảo quản bánh chưng ở nơi thoáng mát trong dịp Tết và sau Tết vài ngày, sau khi luộc xong, bánh phải được vớt ra để cho ráo nước. Bánh chưng vuông thường được dùng vật nặng chèn lên để ép cho nước chảy ra còn bánh tét sẽ được đem treo lên. Bánh không được ép làm cho ráo nước sẽ bị nhão và nhanh thiu hơn. Muốn bánh lâu thiu thì khi gói bánh lá dong cũng phải được rửa và lau sạch sẽ. Trong Tết, bánh sẽ thường được đem để ở nơi khô ráo, thoáng mát trong nhà, tránh những nơi ẩm thấp làm vi khuẩn sinh sôi làm bánh nhanh hỏng. Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh Cách bảo quản bánh chưng tốt nhất vẫn là nên cho vào tủ lạnh. Hiện tại hầu như nhà nào cũng có một chiếc tủ lạnh dù to hay nhỏ. Nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh thì nhiệt độ thích hợp là từ 5-10 độ C. Khi ăn, bạn chỉ việc cho bánh chưng hấp lại hoặc cắt miếng và rán. Bánh chưng để tủ lạnh không bị ảnh hưởng đến hương vị sau khi chế biến lại. Bánh vẫn rất mềm thơm, hấp dẫn. - Bánh để tủ lạnh ăn đến đâu thì cắt đến đó. Phần chưa ăn đến bọc vào màng bọc thực phẩm lại bảo quản tiếp. Trong suốt thời gian bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không. - Bạn cũng có thể cho bánh chưng và túi hút chân không rồi cho vào ngăn mát cũng tăng thêm thời gian bảo quản. Bánh chưng bảo quản trong ngăn mát cũng không để được quá lâu và các chuyên gia vẫn cho rằng, bánh chỉ nên ăn trong 1 tuần là ngon nhất. Bên cạnh đó, các chuyên gia vẫn khuyên, không nên gói quá nhiều bánh, để lâu mốc hỏng, rất lãng phí. Đặc biệt, bánh đã bị mốc không nên ăn sẽ gây hại cho sức khỏe. Những chiếc bánh bị mốc trắng hoặc bị lên men có mùi chua ở góc bánh là do phần khi gói bánh bị rách, tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công. Lúc này các bạn không nên cắt bỏ phần hỏng rồi ăn phần còn lại, bánh đã hỏng 1 phần thì tốt nhất nên bỏ. |