Đến nơi, tôi chỉ định lén nhìn mà không ngờ cô bạn đưa thẳng tôi vào lễ đường. Để rồi chứng kiến cảnh tượng bên trong, tôi phải thẫn thờ đến chết lặng.
Cách đây gần 3 tháng, mọi thứ đang êm đẹp, nhà tôi và nhà bạn trai đang bàn chuyện cưới hỏi thì tôi gặp tai nạn thương tâm. Sau tai nạn, một bên chân của tôi bị thương rất nặng, chân còn lại cũng yếu ớt. Bình thường muốn di chuyển tôi phải dùng nạng nhưng đi nhiều là mệt, cần phải có xe lăn hỗ trợ thêm.
Sau nửa tháng nằm viện, tôi được về nhà. Đó cũng là lúc nhà trai tuyên bố hủy hôn. Hai cú sốc liên tiếp khiến tôi gần như gục ngã. Bạn trai tôi tên Tiến, hai đứa đã bên nhau 5 năm thắm thiết. Suốt nửa tháng tôi ở viện, anh xin nghỉ làm, túc trực bên vợ sắp cưới ngày đêm. Ai ngờ tôi vừa ra viện thì…
“Cháu nhìn lại mình xem, nhà bác có cưới về cũng chỉ hầu con dâu chứ cháu làm được gì? Thiết nghĩ nếu cháu có tự trọng thì đừng nên làm gánh nặng cho người khác”, mẹ Tiến nói ngắn gọn nhưng từ nào cũng có sức nặng khiến tôi đau đớn không thở nổi. Còn Tiến thì không liên lạc với tôi nửa lời. Tôi chấp nhận chia tay chẳng oán thán vì bản thân đã ra nông nỗi này rồi.
Suốt nửa tháng tôi ở viện, anh xin nghỉ làm, túc trực bên vợ sắp cưới ngày đêm. (Ảnh minh họa)
1 tháng sau thời điểm chia tay, cô bạn thân nói cho tôi biết Tiến sắp cưới vợ, không công khai rộng rãi nên chỉ thân thiết mới biết. Ngày đó thậm chí còn sớm hơn ngày mà tôi với Tiến dự định tổ chức lễ cưới. Tôi đau đến tan nát tim gan. Tiến đi đâu để tìm được đối tượng nhanh đến thế nếu không phải là “bắt cá hai tay” từ trước?
Ngày cưới của Tiến, tôi không muốn đến dự vì chẳng được mời, hơn nữa tôi không muốn tự cứa vào tim mình. Nhưng cô bạn thân khăng khăng muốn đưa tôi đi, để nhìn mặt người phụ nữ kia xem cô ta là ai. Cuối cùng vì tò mò tôi đã đồng ý.
Đến nơi, tôi chỉ định lén nhìn mà không ngờ cô bạn đưa thẳng tôi vào lễ đường. Để rồi chứng kiến cảnh tượng bên trong, tôi phải thẫn thờ đến chết lặng. Tiến trong bộ vest chú rể cầm trên tay bó hoa cưới mỉm cười nhìn tôi đầy dịu dàng: “Cuối cùng cô dâu của anh đã đến rồi”. Tôi òa khóc nức nở.
Cả quá trình tôi được hội bạn đẩy vào trong trang điểm, thay váy, rồi cùng anh xuất hiện trong sự vui mừng chúc phúc của bạn bè thân thiết, tôi vẫn tưởng mình đang nằm mơ. “Em đã dành hết thanh xuân cho anh, anh không bao giờ bỏ rơi em”, Tiến thủ thỉ khi lồng chiếc nhẫn cưới vào tay vợ.
Hóa ra 1 tháng qua anh đã đấu tranh với gia đình nhưng không được. Anh quyết định dọn ra ngoài ở riêng, làm đám cưới với tôi mà không cần sự cho phép của bố mẹ. Anh đã chuẩn bị chỗ ở đâu ra đấy cho hai đứa sau đám cưới. Không nói cho tôi biết mà nhờ cô bạn thân của tôi, phần vì anh muốn cho vợ bất ngờ, phần nữa là sợ tôi từ chối do mặc cảm.
Hiện tại chúng tôi đã về chung một nhà theo đúng kế hoạch và ước nguyện lúc trước. Gia đình Tiến vẫn giận nhưng anh bảo không sao, dần dần bố mẹ sẽ tiếp nhận tôi. Tôi đi lại bất tiện song nhờ có kỹ năng và kiến thức nên vẫn có thể làm việc tại nhà qua mạng, không hoàn toàn phụ thuộc vào chồng.
Có điều tôi vẫn băn khoăn đó là chuyện sinh nở. Sau tai nạn, tôi đã khám sức khỏe tổng quát thì tử cung và buồng trứng của tôi vẫn hoạt động tốt, vẫn có khả năng làm mẹ. Nhưng người khuyết tật như tôi khi mang thai có khó khăn gì, có ảnh hưởng xấu tới em bé không và tôi cần phải chú ý những gì?
Hiện tại chúng tôi đã về chung một nhà theo đúng kế hoạch và ước nguyện lúc trước. (Ảnh minh họa)
Bà mẹ bị khuyết tật khi mang thai cần chú ý những gì?
Mặc dù hành trình mang thai có lẽ sẽ gian nan nhưng bạn yên tâm là có rất nhiều bà mẹ khuyết tật đã trở thành người mẹ tốt với đứa con khỏe mạnh. Không có bằng chứng nào cho thấy thai nhi sẽ phát triển một cách bất thường khi mẹ bị khuyết tật thể chất không phải do di truyền hoặc bệnh toàn thân. Vì thế, bạn hãy yên tâm dưỡng thai và chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ.
- Điều đầu tiên cần làm là chọn bác sĩ giỏi. Mẹ bị khuyết tật có thể nằm trong nhóm sản phụ có rủi ro nguy hiểm cao khi mang thai. Vì vậy, các mẹ nên tìm một bác sĩ có chuyên môn cao và đã có nhiều kinh nghiệm trong những trường hợp tương tự.
Điều này không quá khó vì ngày nay, nhiều bệnh viện đang phát triển đội ngũ chuyên môn có tay nghề trong việc chăm sóc người khuyết tật mang thai. Tùy theo dạng khuyết tật thể chất mà bác sĩ có thể bổ sung thêm các biện pháp giúp mẹ mang thai ổn định và an toàn hơn.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Các mẹ cần nhớ rằng việc kiểm soát cân nặng trong mức cho phép sẽ giúp cơ thể không bị chèn ép quá mức, nhất là với người bị khuyết tật về thể chất.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần cải thiện thể chất và làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai. Bởi ăn uống đúng cách là trợ thủ đắc lực giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Duy trì tập luyện cũng rất quan trọng giúp mẹ có đủ sức khoẻ để vượt cạn. Các phương pháp vật lý trị liệu, các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng cơ thể là điều rất cần thiết cho mẹ bầu bị khuyết tật.
- Giữ tâm lý thoải mái: Mẹ khỏe mạnh mang thai đã khó khăn, mẹ bị khuyết tật có bầu lại càng khó khăn hơn nhiều, bao gồm cả vấn đề tâm lý. Mẹ bầu sẽ thường xuyên lo lắng vì những nguy cơ đối với thai nhi và bản thân cũng như việc chăm sóc con sau sinh. Bởi vậy sự động viên, an ủi, quan tâm và giúp đỡ của người thân, gia đình là vô cùng cần thiết để thai phụ ổn định tâm lý, yên tâm dưỡng thai.