Dự định vậy nhưng chẳng hiểu sao trong đầu tôi cứ nghĩ đến chuyện từ lúc vợ sinh đến khi em bé 1 tuổi sẽ nhờ bà ngoại lên chăm giúp.
2 năm trước, vợ chồng tôi đã đón em bé đầu tiên. Mặc dù đã kế hoạch cẩn thận nhưng chúng tôi vẫn để lỡ có bầu ngoài ý muốn. Để quyết định giữ con lại, cả 2 đã suy nghĩ rất lâu. Không phải vì chúng tôi không có kinh tế, sợ không nuôi được con mà vì sợ sinh mau quá sẽ thiệt thòi cho con lớn và vất vả cho vợ.
Lại nói về 2 chúng tôi, tuy không được bố mẹ 2 bên hỗ trợ nhưng sau 5 năm làm lụng vợ chồng cũng mua được căn nhà chung cư 3 phòng ngủ. Hai vợ chồng còn có việc làm ổn định. Bản thân tôi có thu nhập tốt khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Có vẻ như lần mang thai này sức khỏe của vợ bị giảm sút nên cô ấy yếu hơn lần đầu. (Ảnh minh họa)
Kể từ khi vợ có bầu lần 2, biết em vất vả vì ốm nghén nên đi làm về tôi phụ cơm nước và chăm con. Như vậy, cô ấy có nhiều thời gian nghỉ ngơi để dưỡng thai hơn trước. Nhưng có vẻ như lần mang thai này sức khỏe của vợ bị giảm sút nên cô ấy yếu hơn lần đầu.
Đến hiện tại vợ đã mang bầu 7 tháng nên chúng tôi nghĩ nhiều đến chuyện đặt tên, chọn bệnh viện sinh con cho chủ động nhất. Hơn nữa thai kỳ có chút vấn đề nên bác sĩ cũng chỉ định nói vợ tôi phải sinh mổ. Vì thế vợ còn nghĩ đến chuyện sau sinh lên kế hoạch thuê giúp việc chăm. Bởi bà nội và ngoại ở quê đều bận không nhờ được.
Dự định vậy nhưng chẳng hiểu sao trong đầu tôi cứ nghĩ đến chuyện từ lúc vợ sinh đến khi em bé 1 năm tuổi sẽ nhờ bà ngoại lên chăm giúp. Dù sao bố vợ đã mất nhiều năm trước, ở quê bà ngoại đi làm đồng và chăn nuôi để nuôi em trai vợ đang học đại học. Tính bà ngoại lại rất cẩn thận, chu đáo, nhanh nhẹn, sạch sẽ và thạo việc nên việc chăm sóc con cháu ở cữ và con gái sau mổ đẻ nhờ được bà rất phù hợp.
Do muốn gây một bất ngờ cho vợ bầu đỡ phải đau đầu, tôi không chia sẻ nửa lời về việc này. Tôi chủ động gọi điện về nhờ bà ngoại chăm con cháu giúp lúc vợ sinh mổ đến 1 năm sau sinh nhưng mẹ vợ có vẻ ngần ngại.
Bà bảo rất muốn lên thành phố chăm sóc con cháu nhưng vì đang phải nuôi con trai học đại học nên vẫn cần 1 khoản tiền. Ngoài ra, bà vẫn gửi tiền đều đặn cho 2 bác vợ để góp 1 phần vào việc nuôi bố mẹ chồng của bà.
Vì thế mẹ vợ cũng thẳng thắn bảo, nếu bỏ việc dưới quê lên thành phố chăm con gái và cháu ngoại ở cữ thì 2 con phải trả cho bà ít nhất 1 khoản là 10 triệu đồng/tháng. Số tiền này mới đủ cho bà nuôi con trai ăn học, hỗ trợ nuôi bố mẹ chồng già.
Nghe mẹ vợ nói vậy, tôi chẳng những không giận dỗi mà còn bảo sẽ đưa cho bà gấp đôi số tiền bà muốn hàng tháng để có thể thoải mái chi tiêu không chút áp lực khi lên đây. Tất nhiên mẹ vợ không đồng ý, bà nói chỉ nhận 10 triệu thôi, số tiền còn lại cứ để mà tiêu vì khi có thêm 1 đứa con chào đời sẽ tốn kém.
Khi tôi về khoe với vợ rằng trước khi cô ấy nhập viện mổ đẻ sẽ có bà ngoại đồng ý lên chăm cả năm thì vợ vui mừng và yên tâm lắm. Cô ấy còn nói bà ngoại ở quê nhiều việc như vậy, đồng ý lên thành phố chăm con cháu đã là một sự hy sinh và hết lòng vì con cháu của bà rồi.
Bà ngoại hứa bỏ việc ở quê lên chăm con gái ở cữ đòi các con phải trả 10 triệu/tháng, tôi đưa luôn bà gấp đôi. (Ảnh minh họa)
Có thể nói mọi việc đã được sắp xếp hết rồi nên giờ vợ tôi chỉ việc chăm sóc bản thân thật khỏe mạnh để đến ngày vượt cạn sinh mổ. Do đứa đầu cô ấy sinh thường, lần 2 phải sinh mổ nên vợ chồng đều cảm thấy lo lắng. Không biết mẹ bầu sinh mổ như vợ tôi trước đó cần phải lưu ý gì và chuẩn bị ra sao ạ?
Những lưu ý trước khi sinh mổ
Sinh mổ đòi hỏi quá trình sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả phía bác sĩ và mẹ bầu. Để quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, các chị em nên chú ý một số điểm sau:
2.1. Chuẩn bị đồ dùng trước khi sinh mổ
Sau khi sinh mổ, mẹ có thể sẽ phải lưu viện lâu hơn so với sinh thường. Thông thường mẹ có thể phải ở lại bệnh viện từ 4 ngày đến 1 tuần. Vì vậy, gia đình nên chuẩn bị cho mẹ và bé một số đồ dùng cơ bản như quần áo, đồ dùng vệ sinh cá nhân, bình sữa cho bé đề phòng những ngày đầu mẹ chưa thể cho con bú…
Trong khoảng từ 8 -12h sau khi phẫu thuật, khi thuốc tê chưa hết, mẹ bầu phải nằm tại giường, không được di chuyển. Quá trình này đòi hỏi sự hỗ trợ từ người nhà hoặc nhân viên y tế với việc việc sinh cá nhân cho mẹ. Vì vậy các mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo dễ thay, dễ mặc nhất nhé.
2.2. “Nhịn miệng” ít nhất 8 giờ trước khi mổ
Trước khi sinh mổ, các chị em cần hết sức chú ý về chế độ dinh dưỡng của mình. Tất cả các loại thức ăn đặc,tinh bột hay các loại thực phẩm khó tiêu đều phải “nhịn miệng” trước khi phẫu thuật nhé…. Các bác sĩ khuyên rằng, đêm trước ngày phẫu thuật chỉ nên uống các loại thức uống dễ tiêu, tránh sữa, nước ngọt, kem … và các loại thực phẩm có nhiều chất xơ vì cơ thể khó tiêu hóa, chất xơ không tiêu hết sẽ gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật. Mẹ cũng không được ăn các loại trái cây như lê, cam, táo… và các loại rau cải.
Lý do phải nhịn ăn uống trước khi sinh mổ là do trước khi phẫu thuật, sản phụ được gây tê. Trong lúc bắt đầu gây tê, nếu dạ dày còn chứa thức ăn, nước uống thì nguy cơ xảy ra tai biến trào ngược thức ăn từ dạ dày vào phổi là rất cao. Khi đó gây tắc nghẽn đường thở và mẹ có thể đột tử hay tử vong muộn do các biến chứng viêm phổi, xẹp phổi.
2.3. Dọn “cỏ” trước khi lên bàn mổ
Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch xuống vùng bụng dưới của bạn. Vì vậy, mẹ bầu nên dọn dẹp sạch sẽ vùng kín của mình để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
2.4. Tâm lý thoải mái trước khi lên bàn mổ
Sinh nở là cuộc vượt cạn đầy “gian nan” đối với các mẹ bầu. Chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng là điều quan trọng cần thiết khi các chị em chuẩn bị bước lên bàn sinh.
Nhiều người rất sợ đau và chảy máu. Vì vậy sinh mổ là phương pháp khiến không ít mẹ “toát mồ hôi”. Tuy nhiên, các mẹ có thể yên tâm rằng, sau khi sinh mổ, các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung và chăm sóc vết mổ để được an toàn tuyệt đối. Mẹ đừng quá lo lắng về vết mổ bởi hiện nay hầu hết may da bằng chỉ tiêu, bác sĩ thường may thẩm mỹ kiểu luồn chỉ dưới da nên không phải chịu đau đớn khi cắt chỉ.