Cặp song sinh chào đời "thần kỳ", còn trong bụng mẹ đã phải phẫu thuật tới 2 lần

Thùy Dương. - Ngày 26/05/2021 09:30 AM (GMT+7)

Sự việc kỳ lạ này không chỉ diễn ra một lần mà còn xảy ra tận 2 lần lận. Và cặp song sinh đã chào đời khỏe mạnh ở tuần 34.

Mang thai và sinh con - đối với nhiều chị em đó chỉ là chuyện nhỏ, "thả" ra là dính liền. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có không ít bà mẹ vấp phải nhiều gian nan trắc trở trên con đường làm mẹ của mình. Thậm chí, ngay cả khi mang thai rồi, họ vẫn phải sống trong nơm nớp lo sợ vì con có thể bị biến chứng bất cứ lúc nào.

Cũng giống như tất cả các cặp đôi khác, chị Hanna và anh James, sinh sống ở Bisley, Surrey (Anh), đều mong muốn có con ngay sau đám cưới được tổ chức vào năm 2016. Tuy vậy, may mắn lại không mỉm cười khi mà chị Hana đã bị sảy thai cặp song sinh sau 8 tuần ở lần mang thai đầu tiên.

Chị Hana: “Tôi rất đau lòng khi lần đầu tiên mang thai lại không thể giữ được con. Ở tuần thứ 8, bác sĩ thông báo không tìm thấy tim thai. Sau đó, tôi bị chẩn đoán vô sinh không rõ nguyên nhân. Điều này làm tôi đau lòng, vì chúng tôi không hề biết nguyên nhân tại sao tôi không thể thụ thai tự nhiên. Còn bác sĩ chỉ nói thụ tinh nhân tạo là lựa chọn duy nhất dành cho tôi nếu muốn có con. Chúng tôi chỉ còn biết vin vào đó để nuôi dưỡng ước mơ được trở thành cha mẹ của mình”.

Đầu năm 2020, chị Hana và chồng đã quyết định thụ tinh trong ống nghiệm. Trong thời điểm đó, dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi trên nước Anh. 48 giờ trước khi lệnh giãn cách xã hội được thực thi, một phôi thai duy nhất đã được cấy thành công vào tử cung của bà mẹ hiếm muộn này.

Cặp song sinh chào đời amp;#34;thần kỳamp;#34;, còn trong bụng mẹ đã phải phẫu thuật tới 2 lần - 1

Cặp song sinh chào đời amp;#34;thần kỳamp;#34;, còn trong bụng mẹ đã phải phẫu thuật tới 2 lần - 2

Một phôi thai của thụ tinh nhân tạo đã tách ra làm hai thành cặp song sinh giống hệt nhau. 

Chị Hanna nói: “Đó là 48 giờ căng thẳng, nhưng chúng tôi đã vượt qua được. Hai tuần sau, chúng tôi thử thai và kết quả là dương tính. Vài tuần sau, tôi đi siêu âm lần đầu tiên. Bác sĩ thông báo đó là một cặp song sinh. Chúng tôi không thể tin được. Một phôi thai được đưa vào tử cung đã tách ra làm hai. Cặp song sinh này như một món quà thay thế cho cặp song sinh lần đầu tiên đã mất của chúng tôi”.

Quá trình mang thai của chị Hana diễn ra suôn sẻ cho đến tuần 20. Các bác sĩ thông báo rằng hai em bé đang gặp phải một hội chứng hiếm gặp được gọi là Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS). Nghĩa là lưu lượng máu từ nhau thai phân bổ không đều cho cặp song sinh, một bé sẽ nhận được rất nhiều dinh dưỡng, trong khi bé kia chỉ nhận được một phần nhỏ. Điều này có thể đe dọa tính mạng của cả hai em bé.

Cặp song sinh chào đời amp;#34;thần kỳamp;#34;, còn trong bụng mẹ đã phải phẫu thuật tới 2 lần - 3

Trong 34 tuần mang thai, chị Hana đã phải 2 lần lên bàn phẫu thuật vì thai nhi song sinh gặp phải một số biến chứng hiếm gặp.

Bà mẹ 2 con chia sẻ: “Chúng tôi đã được cảnh báo điều này có thể xảy ra vì chúng giống hệt nhau và có chung nhau thai. Nhưng tin này vẫn là một cú sốc đối với vợ chồng tôi”.

Vài giờ sau tình trạng của hai bé gái có diễn biến nguy hiểm. Ngay lập tức, chị Hana được đưa vào phòng phẫu thuật của Bệnh viện St George ở London. Trước khi được đẩy sản phụ vào phòng mổ, bác sĩ đã cảnh báo có thể một trong hai hoặc cả hai em bé sẽ tử vong. Nhưng đây là cơ hội cuối cùng để có thể cứu cả mẹ lẫn con.

Cặp song sinh chào đời amp;#34;thần kỳamp;#34;, còn trong bụng mẹ đã phải phẫu thuật tới 2 lần - 4

May mắn là cả 2 ca phẫu thuật đều thành công, Flo và Amelia chào đời khỏe mạnh ở tuần thứ 34 của thai kỳ.

May mắn là cả hai bé gái đều sống sót sau ca phẫu thuật đầy khó khăn. Những tưởng như vậy là đã có thể thở phào nhẹ nhõm, ai ngờ vài ngày sau, vợ chồng chị Hana nhận được tin báo rằng các con gái đang gặp phải nguy hiểm đến tính mạng và cần phải phẫu thuật gấp.

Theo lời bác sĩ, 2 bé gái đã mắc phải hội chứng thiếu máu đa hồng cầu (TAPS). Nói nôm na là một bé dư máu còn một bé bị thiếu máu. Bà mẹ 2 con nhớ lại: “Đây là một tin tàn khốc. Chúng tôi được cảnh báo về Hội chứng truyền máu song sinh, nhưng lại không ai đề cập đến khả năng xảy ra thiếu máu đa hồng cầu vì nó rất hiếm. Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng chúng tôi sẽ khó mà có thể vượt qua được nỗi đau nếu mất con thêm 1 lần nữa. Chồng tôi chỉ còn biết chờ đợi và đếm từng phút trong lúc tôi đang nằm trên bàn phẫu thuật lần thứ 2”.

Cặp song sinh chào đời amp;#34;thần kỳamp;#34;, còn trong bụng mẹ đã phải phẫu thuật tới 2 lần - 5

Flo và Amelia giờ đã là 2 cô bé 7 tháng tuổi.

Sau 2 lần thập tử nhất sinh trong bụng mẹ, cuối cùng, hai chị em Lockdown Flo (nặng 2,2kg) và Amelia Richford (nặng 1,9kg) đã chào đời ở tuần thứ 34 của thai kỳ. Hai bé chỉ phải nằm viện 2 tuần trước khi được phép về nhà với bố mẹ.

“Hiện tại, Flo và Amelia đều đang phát triển tốt. Các con đã được 7 tháng và là những đứa trẻ mạnh khỏe và vui vẻ. Flo dễ thương và hướng ngoại, trong khi Amelia lại hướng nội. Chúng tôi rất hạnh phúc vì đến cuối cùng, chúng tôi cũng đã có thể thực hiện được ước mơ cháy bỏng của mình”, chị Hana hạnh phúc nói.

Cặp song sinh chào đời amp;#34;thần kỳamp;#34;, còn trong bụng mẹ đã phải phẫu thuật tới 2 lần - 6

Gia đình 4 người hạnh phúc của chị Hana. 

Các hội chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với cặp song sinh có chung một nhau thai

Theo các chuyên gia, khi hai em bé song sinh cùng sử dụng chung 1 bánh nhau thường sẽ dễ xảy ra hai biến chứng sau:

- Hội chứng truyền máu song sinh: là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến các cặp song sinh cùng trứng. Điều này có nghĩa là hai em bé này sẽ dùng chung một nhau thai và mạng lưới mạch máu cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng. Hội chứng này sẽ xuất hiện khi một thai nhi nhận được quá ít máu, trong khi em bé còn lại thì nhận quá nhiều, khiến cả hai bé đều có nguy cơ bị suy tim. Và nếu không được điều trị kịp thời, cặp song sinh sẽ có 90% nguy cơ tử vong.

- Hội chứng thiếu máu đa hồng cầu: cũng là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến các cặp song sinh giống hệt nhau khi dùng chung nhau thai. Thông thường, các em bé sẽ truyền máu qua lại cho nhau bằng các mạch máu nhỏ. Tuy nhiên, khi một thai nhi trở thành “người cho” thường xuyên truyền máu qua cho thai nhi còn lại là “người nhận” mà không nhận máu ngược lại sẽ đến bị thiếu máu. Còn người nhận thì sẽ dư hồng cầu, từ đó gây áp lực lên tim.

Trong cả hai trường hợp này, chỉ có phẫu thuật can thiệp kịp thời mới có thể làm tăng tỉ lệ sống sót của cặp song sinh.

Đang nằm siêu âm bác sĩ nói một câu, mẹ bầu bật thẳng dậy, hỏi đi hỏi lại kết quả
Nữ bác sĩ siêu âm đã nhìn chằm chằm màn hình rất lâu mới đưa ra kết quả.
Thùy Dương. (Dịch từ Mirror)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu