Con đạp ít, mẹ bầu được bác sĩ giục mổ gấp, nhìn cảnh tượng trong bụng mà choáng

Ngọc Linh - Ngày 10/02/2022 06:39 AM (GMT+7)

Bác sĩ cũng thở phào nhẹ nhõm sau khi nhìn thấy dây rốn thai nhi.

Dây rốn thai nhi là một trong những bộ phận quan trọng giúp thai nhi tiếp nhận oxy và nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Một trong những vấn đề về dây rốn khá nguy hiểm đó là xoắn dây rốn. Đây là một trong những biến chứng thai kỳ khá nguy hiểm, xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Bà mẹ dưới đây đã rơi vào trường hợp như vậy. 

Xiao Lian (28 tuổi, sống tại tỉnh An Huy, Trung Quốc) mang bầu bé đầu lòng ngay sau khi kết hôn. Vốn là một y tá nên dù là lần đầu mang thai, cô luôn chăm sóc sức khỏe rất tốt, ăn uống và sinh hoạt khoa học nên thai kỳ diễn ra khá dễ dàng.

Cho đến một ngày khi ở tuần 36 của thai kỳ, đã cận ngày sinh nở, Xiao Lian bỗng dưng cả ngày không thấy con đạp. Cô hỏi mẹ chồng thì bà giải thích do bé đã quá lớn, không đủ không gian nên không đạp nhiều như trước và nói cô yên tâm, không cần lo lắng. Tuy lời giải thích của mẹ chồng nghe rất hợp lý nhưng Xiao Lian vẫn cẩn thận nhắn tin cho bác sĩ sản khoa làm cùng bệnh viện để hỏi lại. Sau khi trao đổi qua điện thoại, bác sĩ này nói Xiao Lian để yên tâm thì nên đến khám. 

Bỗng dưng thấy con ít đạp, mẹ bầu lo lắng nên quyết định đi khám. (Ảnh minh họa)

Bỗng dưng thấy con ít đạp, mẹ bầu lo lắng nên quyết định đi khám. (Ảnh minh họa)

Khi Xiao Lian nhập viện, bác sĩ đo tim thai cho thấy nhịp tim là 140 nhịp/phút, kết quả bình thường. Tuy nhiên lại có một chút bất thường là dạng sóng nhịp tim thai đáng nhẽ phải tăng cùng cử động của thai nhi và trở thành một đường lượn sóng, nhưng trong trường hợp này lại trở thành một đường trơn dòng. 

Bác sĩ cho biết có hai khả năng dẫn đến hiện tượng này là thai nhi đang bị thiếu oxy hoặc đơn giản là thai nhi đang nằm ngủ. Vậy là Xiao Lian được khuyên đi lại quanh hành lang rồi vào kiểm tra lại. Ở lần đo thứ 2 sau lần 1 khoảng 45 phút, nhịp tim thai giảm đáng kể.

Bác sĩ kết luận thai nhi đang bị thiếu oxy, nguyên nhân có thể là do dây rốn quấn cổ. Tình trạng rất nguy kịch, nếu chuyển lên bệnh viện tuyến trên thì rất dễ thai nhi sẽ chết lưu trên đường di chuyển. Do đó, các bác sĩ quyết định thực hiện mổ lấy thai ngay lập tức.

Dây rốn thai nhi xoắn hàng chục vòng khiến bác sĩ cũng ngạc nhiên. (Ảnh minh họa)

Dây rốn thai nhi xoắn hàng chục vòng khiến bác sĩ cũng ngạc nhiên. (Ảnh minh họa)

Ca phẫu thuật thành công, đứa trẻ nặng 2,6kg. Vừa nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ, tất cả các nhân viên có mặt đều thở phào nhẹ nhõm. Nhưng khi nhìn lại dây rốn, ai cũng choáng váng vì dây rốn của đứa trẻ bị xoắn rất nhiều vòng tới mức có màu đen sẫm.

Bác sĩ cho biết, dây rốn dài 50cm nhưng lại bị xoắn tới 60 vòng (xoắn dây rốn bình thường chỉ 6-11 vòng), đây là trường hợp rất nghiêm trọng và hiếm gặp. Điều này sẽ khiến việc lưu thông máu bị tắc nghẽn gây tắc mạch máu khiến thai nhi chết lưu do nguồn cung cấp máu bị gián đoạn. Tuy nhiên, tình huống này lại rất khó để nhận biết trước khi sinh. May mắn thay Xiao Lian đã cẩn trọng và đi khám nên cứu con kịp thời. 

May mắn Xiao Lian cẩn trọng nên con trai đã được cấp cứu kịp thời. (Ảnh minh họa)

May mắn Xiao Lian cẩn trọng nên con trai đã được cấp cứu kịp thời. (Ảnh minh họa)

Xoắn dây rốn nguy hiểm thế nào? 

Dây rốn của thai nhi đủ tháng dài từ 30-100cm, trung bình khoảng 55cm. Dây rốn trung bình sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn, nên dây rốn bị xoắn khoảng 6-11 vòng là bình thường.

Dây rốn bị xoắn nghiêm trọng có thể gây thiếu oxy và thiếu máu cục bộ, gây nguy hiểm tới tính mạng của thai nhi. Tuy nhiên, xoắn dây rốn lại không thể phát hiện thông qua đánh giá bên ngoài của sản phụ và rất khó để chẩn đoán khi siêu âm.

Để phòng tránh nguy cơ xoắn dây rốn, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên:

- Đếm cử động của thai nhi cẩn thận:  Khi dây rốn bị xoắn và thai nhi bị thiếu, tín hiệu duy nhất mẹ bầu có thể cảm nhận được là những cử động bất thường của thai nhi. Sự chuyển động của thai nhi sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí là không cử động. Vì vậy, mẹ bầu cần phải chú ý đếm cử động của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3 để nhanh chóng phát hiện sự bất thường.

- Theo dõi nhịp tim thai điện tử: Sau tuần 32 của thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi nhịp tim thai.

Sinh con xong, sản phụ mỉm cười mãn nguyện, riêng bác sĩ lại thấy đau lòng
Trái ngược hoàn toàn với sự vui mừng, hạnh phúc cùa sản phụ, cả ê-kíp đỡ sinh hôm ấy đều đau lòng.

Câu chuyện đi đẻ

Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu