Cưới nhau 10 năm nhưng chỉ lúc ở cữ vợ chồng tôi mới sống chung nhà, còn lại ai về nhà ấy

Thảo Nguyên - Ngày 19/09/2023 19:00 PM (GMT+7)

Có thể hầu hết mọi người xung quanh đều thấy lạ lẫm và đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc về cuộc sống của vợ chồng tôi nhưng đó là sự thật.

Đến thời điểm này vợ chồng tôi kết hôn được 10 năm, có con trai 8 tuổi và hiện tôi đang bầu con thứ 2. Mặc dù vậy, hàng ngày vợ chồng tôi không sống chung nhà với nhau. Tôi và con trai sống trong căn nhà chồng mua cho ở từ sau kết hôn còn anh sống ở căn hộ riêng ở cách đó khoảng 40 phút đi xe.

Chồng tôi là dân thiết kế đồ họa nên công việc của anh thiên về làm đêm yên tĩnh để thỏa sức sáng tạo. Còn tôi là giáo viên dạy ngoại ngữ nên ban ngày rất bận rộn ở trường và các lớp học thêm. Cả 2 chúng đều là những người trẻ đam mê công việc nên khi kết hôn đã đưa ra 1 thỏa thuận: 1 tuần 2 chúng tôi sang nhà nhau 2-3 buổi, còn nhà ai người ấy ở để vẫn thoải mái làm việc mà không ai phiền đến ai và hạn chế được mâu thuẫn xảy ra khi sống chung nhà.

Khi vợ bầu bí, anh vẫn quan tâm gọi điện hàng ngày, đưa tôi đi khám thai, đặt đồ cho vợ ăn tẩm bổ… (Ảnh minh họa)

Khi vợ bầu bí, anh vẫn quan tâm gọi điện hàng ngày, đưa tôi đi khám thai, đặt đồ cho vợ ăn tẩm bổ… (Ảnh minh họa)

Ngay sau ngày cưới, chúng tôi đã sống ở 2 nhà khác nhau. Tuần 2-3 lần chồng sang nhà tôi cùng nấu ăn hay đi chơi vui vẻ rồi ai về nhà ấy. Khi vợ bầu bí, anh vẫn quan tâm gọi điện hàng ngày, đưa tôi đi khám thai, đặt đồ cho vợ ăn tẩm bổ… Vì có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nên tôi vẫn sinh hoạt bình thường và làm việc sát ngày đi đẻ.

Những ngày tôi cận kề sinh, chồng mới sang nhà ở cùng vợ để lúc chuyển dạ đưa tôi đi sinh. Sau đó, anh chăm sóc vợ con suốt 3 tháng cữ rồi nhờ mẹ chồng, mẹ đẻ thay phiên nhau lên chăm con cháu ở cữ để yên tâm về lại nhà riêng. Tuần anh lại sang thăm mẹ con tôi 2-3 lần.

Lối sống khác biệt này vẫn được vợ chồng tôi duy trì suốt 10 năm nay. Không sống chung nhà nên tình cảm của 2 đứa vẫn nồng nhiệt như ngày đầu và vẫn dành cho nhau tình cảm tốt đẹp, chưa có bất cứ mâu thuẫn nào.

Hàng tháng khi có lương về, chồng sẽ ngay lập tức chuyển số tiền 10 triệu vào tài khoản của vợ để góp vào nuôi con, sinh hoạt phí; 10 triệu chuyển vào quỹ tiết kiệm chung của cả hai, còn lại thì anh giữ chi tiêu. Vì tất cả mọi thứ rõ ràng như vậy nên cả 2 rất hạnh phúc.

Vừa rồi tôi có bầu lần 2. Mất tháng đầu thai kỳ thấy tôi ốm nghén mệt mỏi chồng cũng muốn sang ở cùng một thời gian để chăm sóc vợ nhưng tôi không đồng ý vì vẫn xoay xỏa được. Hơn nữa nhà tôi cũng đang có mẹ chồng ở cùng phụ giúp chăm cháu lớn và dọn nhà cửa nên tôi bảo anh ở nhà riêng của mình. Khi nào cần tôi sẽ báo anh hỗ trợ.

Do mang bầu đã ở tháng thứ 5 nên những ngày này vừa làm việc tôi vừa tìm nơi sinh tốt nhất cho mình. Chồng biết nên cũng chia sẻ cùng vợ việc này và anh bảo sẽ chọn gói sinh và nơi sinh ổn nhất để tôi yên tâm vượt cạn, hồi phục sức khỏe sau sinh nhanh. Lần này do có bà nội ở đây nên tôi dự định không cần chồng phải sang chăm cữ như khi sinh đứa đầu tiên nữa.

Để chồng chăm vợ ở cữ vừa giúp tăng gắn kết vợ chồng và giúp chăm con. (Ảnh minh họa)

Để chồng chăm vợ ở cữ vừa giúp tăng gắn kết vợ chồng và giúp chăm con. (Ảnh minh họa)

Bản thân chồng tôi thế nào cũng được, anh bảo nếu như tin tưởng bà nội chăm tốt và làm hết được mọi việc thì cứ nhờ cậy bà. Nhưng mẹ chồng thì cho rằng, khi tôi sinh con lần 2, vẫn nên để anh về nhà chăm sẽ tốt hơn, vợ chồng cũng gắn kết và chồng chăm cữ sẽ có nhiều lợi ích, là chỗ dựa tình cảm vững chắc.

Bản thân tôi đủ mạnh mẽ và tự tin để có thể giải quyết hết mọi việc mà không cần phải làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của 2 đứa nhưng mẹ anh thì cứ khuyên vậy. Không biết tôi có nên để chồng tiếp tục chăm sóc khi ở cữ lần 2 không?

9 lợi ích khi để chồng chăm vợ sau sinh

Phụ nữ phải trải qua những phút giây khó khăn, vô cùng đau đớn khi đứa con chào đời, vì thế hãy để chồng giúp vợ chăm con sau sinh để bản thân nhanh phục hồi và tăng gắn kết tình cảm vợ chồng.

Giúp thay tã cho con

Thay tã là một việc cơ bản trong quá trình chăm con dù phải thực hiện một vài lần các ông chồng mới làm thành thạo. Nếu thường xuyên thay tã, các ông chồng sẽ dần trở nên quen thuộc với công việc này. Trẻ sơ sinh thường tè dầm rất nhiều lần trong ngày nên họ sẽ có nhiều cơ hội để thực hành việc thay tã cho con.

Giúp hỗ trợ cho con bú

Sau sinh, cơ thể của vợ còn yếu và cần thời gian để phục hồi sức khỏe. Do đó, hãy tạo điều kiện để cho vợ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy anh xã không thể cho con bú nhưng có thể bế con đến gần vợ mỗi khi bé đói và dỗ bé ngủ. Sau khi vợ cho con bú, các ông chồng sẽ giúp con ợ hơi, tránh tình trạng nôn trớ, làm mất công và lượng sữa mẹ. Càng giúp vợ trông con, vợ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.

Giúp cho con ngủ

Bên cạnh việc thay tã, bú mẹ, giấc ngủ cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm. Dựa vào chu kỳ giấc ngủ và sự phát triển của não, có những ngày trẻ không ngủ trong vòng nhiều giờ. Để giúp con dễ ngủ, các ông chồng có thể mua một cái địu và đặt con vào đó. Dụng cụ này có thể giúp bế con khi đi một quãng đường dài.

Là chỗ dựa tinh thần cho vợ

Sau sinh, người vợ thường cần một chỗ dựa và sự quan tâm chăm sóc từ chồng. Cơ thể của vợ sẽ có những thay đổi trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cô ấy còn phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc chăm sóc con và bản thân.

Vì thế nếu cô ấy cảm thấy thất vọng về một việc nào đó hay ai đó, hãy luôn bên cạnh và ủng hộ vợ. Có thể cô ấy không cần chồng giải quyết vấn đề mà chỉ cần lắng nghe là đủ.

Giúp tắm cho con

Trong những ngày đầu mới chào đời, những ông chồng hãy tắm cho con. Lần đầu tiên tắm con, bạn có thể cảm thấy lúng túng. Lúc này, các thành viên trong gia đình có thể giúp nhưng hãy làm mỗi ngày sẽ quen.

Giúp chuẩn bị bữa ăn

Việc chuẩn bị bữa ăn được xem là việc quan trọng. Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo năng lượng và giúp vợ phục hồi cơ thể nhanh hơn. Những món ăn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa mẹ. Do đó, để đảm bảo vợ luôn đủ sữa, các ông chồng có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, sách báo… để nấu những món ăn ngon và lợi sữa cho vợ.

Giúp làm việc nhà

Giữ nhà cửa sạch sẽ cũng rất cần thiết khi vợ chồng có con nhỏ. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, có thể dễ dàng bị bệnh, nhất là trong môi trường không vệ sinh. Vì vậy, những ông chồng nên tự dọn dẹp vệ sinh nhà cửa hoặc thuê người dọn dẹp theo giờ.

Giúp chuẩn bị sẵn các dụng cụ cho con

Có thể bạn phải ngạc nhiên khi thấy con yêu cần rất nhiều dụng cụ hỗ trợ với những công dụng riêng như nôi, bình sữa, núm vú, dụng cụ hút sữa… Bạn nên rửa sạch bình sữa, núm vú và dụng cụ bơm sữa sau mỗi lần sử dụng. Còn trước khi sử dụng, những ông chồng có thể khử trùng các dụng cụ này bằng nước sôi hay dùng máy tiệt trùng bình sữa.

Giúp bắt đầu thói quen

Những thói quen ngủ, ăn uống và đi tiêu của bé có thể làm cuộc sống của vợ chồng bạn rối tung lên. Khi đi làm về, nhiều ông chồng có thể chỉ có cảm giác muốn chăm sóc con và không muốn làm điều gì khác.

Khi con lớn hơn, những ông xã vẫn có thể giữ nếp sinh hoạt tốt cho con bằng những công việc đơn giản như cho con ngủ trưa, đi tắm đúng giờ, hỗ trợ cho con bú, thay tã…Vào ngày cuối tuần, hãy lên kế hoạch đưa vợ con đi chơi như dạo công viên hay đến thăm nhà ông bà.

Cưới nhau 10 năm nhưng chỉ lúc ở cữ vợ chồng tôi mới sống chung nhà, còn lại ai về nhà ấy - 3

Vừa về làm dâu, tôi bất đắc dĩ phải chăm mẹ chồng ở cữ
Tôi cưới được 4 tháng thì mẹ chồng sinh em bé. Đáng lẽ chúng tôi phải được tận hưởng cuộc sống vợ chồng son thì những ngày này, tôi lại như chăm con thơ.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu