Một phụ nữ ở Ấn Độ đã sinh ra đứa con của mình có số lượng tay và chân gấp đôi so với những ca sinh khác.
Sinh con bị dị tật bẩm là một trong những nỗi đau đớn lớn nhất đối với người làm mẹ. Mới đây, truyền thông Ấn Độ đã đưa tin về một ca sinh như vậy.
Sản phụ là một người sống tại làng Haflaganj, thuộc huyện Katihar, bang Bihar. Cô được gia đình khi đang mang bầu tháng cuối, có hiện tượng chuyển dạ, đau bụng dữ dội. Người phụ nữ này sau đó đã có một ca sinh thường khá nhanh nhưng khi lấy em bé ra, bác sĩ bàng hoàng phát hiện bé có 4 tay và 4 chân. Cả người mẹ và gia đình đều rất hốt hoảng.
Bà mẹ sinh con có 4 tay và 4 chân.
Sau đó, bác sĩ phụ trách đã giải thích với gia đình rằng bé bị nhiều gấp đôi tay chân so với những đứa trẻ thông thường là do hiện tượng song thai dính liền. Cụ thể hơn, bà mẹ này vốn mang bầu song thai nhưng vì lý do nào đó mà hai phôi thai dính lại với nhau và tiêu biến một phần.
Gia đình sản phụ sau khi nghe giải thích đã cho rằng đây là sai sót của phía bệnh viện khi siêu âm mà không phát hiện sớm em bé bị dị tật. Phía bệnh viện hiện vẫn chưa có câu trả lời cho chất vấn này.
Tuy nhiên, trong khi bà mẹ và gia đình hết sức đau buồn thì người dân địa phương lại cho rằng đây là một đứa trẻ đặc biệt, là hiện thân của thần thánh. Họ liên tục tìm đến bệnh viện để xem em bé và còn thực hiện các nghi lễ thờ cúng.
Những em bé bị dị tật ở Ấn Độ thường gây nhiều chú ý, thậm chí được sùng bái như thần linh.
Trước đó, một bé gái 6 tuổi cũng trở nên nổi tiếng vì có "hai mũi" ở Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Nhiều người cũng tin cô bé là hiện thân của thần linh nên rất sùng bái.
Tuy nhiên, gia đình cô bé muốn con gái có một cuộc sống bình thường hơn nên đã tới bệnh viện để phẫu thuật. Nhưng các bác sĩ khuyên nên đợi đến khi cô bé lớn hơn để xem xét có thể tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ hay không.
Để phòng tránh nguy cơ thai nhi bị dị tật, trong thời gian mang bầu chị em nên:
- Khám tiền sản.
- Tìm những yếu tố nguy cơ bệnh di truyền và lên kế hoạch để tìm bệnh và khả năng con có thể bị di truyền, điều trị được không…
- Bổ sung vitamin mỗi ngày, nhất là acid folic trước và trong khi có thai.
- Sử dụng thuốc một cách thận trọng. Không tự ý mua bất kỳ thuốc nào để uống nếu sắp và đang có thai.
- Duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng lý tưởng.
- Không uống rượu, hút thuốc
- Phòng nhiễm trùng bằng cách tiêm ngừa, giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh nơi đông người, nơi có dịch bệnh lưu hành.
- Tìm nhiểu về môi trường sống và một số tác nhân gây hại như chì, thủy ngân, tia xạ...
- Tránh tắm hơi hay ngâm nước nóng quá lâu. Nếu tắm bồn nước nóng, chỉ ngâm đến vai, nước không quá nóng và thời gian không quá 15 phút.
- Khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm tầm soát đầy đủ.