Hồi hộp chờ vợ trước cửa phòng sinh, chồng sững sờ khi cánh cửa mở ra

Ngọc Linh - Ngày 11/09/2021 09:30 AM (GMT+7)

Những lời an ủi hay động viên mà người chồng này định nói với vợ mới sinh đều không thốt ra được khi anh chứng kiến cảnh tượng "hiếm có khó tìm".

Sinh con có lẽ là một trong những "nỗi ám ảnh" lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Ca "vượt cạn" đầy đau đớn và mệt mỏi sẽ rút cạn sức lực của người mẹ nên hình ảnh quen thuộc sau khi sinh con là người mẹ sẽ mệt mỏi, được y tá cho nằm trên băng ca để đẩy về phòng hồi sức. Vậy nhưng mới đây, một sản phụ đã gây sốc cho cả gia đình với màn ra khỏi phòng sinh đầy "hoành tráng". 

Anh Ngô và gia đình hiện đang sinh sống ở Trịnh Châu, Hà Nam (Trung Quốc). Mới đây, anh đã đăng tải hình ảnh khi vợ ra khỏi phòng sinh lên mạng xã hội và thu hút đông đảo sự chú ý. Theo đó, sau 9 tháng 10 ngày mang thai, vợ anh đã đến ngày sinh nở, được đưa vào phòng sinh. Đứng trước cửa phòng đợi vợ con, anh Ngô lo lắng không thôi, mãi đến khi nhận được cuộc gọi báo tin mẹ tròn con vuông mới thở phào nhẹ nhõm.

Thông thường, sản phụ sẽ được y tá đẩy trên băng ca ra khỏi phòng sinh.

Thông thường, sản phụ sẽ được y tá đẩy trên băng ca ra khỏi phòng sinh.

Mắt luôn nhìn về phía cửa phòng, anh Ngô chờ đợi từng giây để đón vợ con, thầm nghĩ sẽ là người đầu tiên chạy tới ôm lấy an ủi và cảm ơn vợ vì cô làm được điều quá tuyệt vời. Anh Ngô luôn tưởng tượng rằng vợ sau sinh sẽ rất mệt và yếu, được y tá đưa ra ngoài bằng băng ca. Chẳng ngờ, mọi chuyện lại không giống như anh Ngô nghĩ. Cửa phòng sinh bật mở nhưng không phải y tá đẩy sản phụ ra ngoài như thường thấy. Trái lại, vợ anh chính là người mở cửa, bước chân nhanh nhẹn và khỏe mạnh như chưa từng trải qua nỗi đau sinh con. Thậm chí, cô còn đứng giữ cửa để y tá bế con ra ngoài.

Vợ anh Ngô lại khỏe khoắn tự mở cửa phòng đẻ bước ra.

Vợ anh Ngô lại khỏe khoắn tự mở cửa phòng đẻ bước ra.

Cảnh tượng đó khiến dự định động viên, xoa dịu nỗi đau vợ vừa trải qua trong đầu anh Ngô tan biến. Anh Ngô lúc đó không khỏi choáng váng, xen lẫn hụt hẫng nhưng cũng có chút buồn cười. Một lát sau, cả gia đình anh cùng nhau đi bộ về phòng bệnh để nghỉ ngơi.

Sau khi đoạn video được đăng tải lên mạng, cư dân mạng cũng phải hoảng hốt rồi sau đó bật cười trước cảnh tượng ra khỏi phòng sinh "hiếm có khó tìm" của bà xã anh Ngô. Nhiều cư dân mạng thậm chí còn "xin vía" sinh khỏe nhanh chóng, khỏe khoắn như vợ anh. Một số khác lại nhắc nhở anh Ngô không nên vì vậy mà lơ là việc chăm sóc vợ vì dù sao người vợ cũng đã mất nhiều máu, hao tổn sức lực sau sinh, rất cần được bồi bổ và quan tâm chu đáo.

Hướng dẫn rặn đẻ đúng cách đỡ đau cho mẹ bầu

Sau khi chứng kiến hình ảnh "hừng hực khí thế" khi ra khỏi phòng sinh của bà mẹ trên, chắc hẳn chị em nào cũng mong muốn có được ca sinh nhanh chóng, ít đau đớn như vậy để sau sinh không mất sức nhiều. Thực tế, nếu mẹ biết cách rặn đẻ và thở trong quá trình vượt cạn thì hoàn toàn có thể đạt được điều này. Trước hết, mẹ cần hiểu quá trình đau đẻ sẽ diễn ra theo chu kỳ của cơn gò tử cung. Chu kỳ của cơn gò tử cung sẽ được thể hiện qua 3 thì, cụ thể là thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. 

Về cách thở, khi đã lên bàn sinh, mẹ bầu cần giữ được sự bình tĩnh, không cần quá căng thẳng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ đỡ đẻ cho mình. Trong lúc này, thai phụ phải dựa theo nhịp đau của từng chu kỳ cơn gò tử cung. Khi cơn đau bắt đầu cũng là lúc mẹ bầu nên hít thở sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng. Khi cơn đau bắt đầu chuyển qua thì kéo dài, lúc này mẹ bầu sẽ hít thở nhanh và nông để đảm bảo cung cấp đủ không khí cũng như gia tăng sức lực để có thể rặn tốt hơn.

Sau khi cơn đau của thì kéo dài qua đi, cơ thể dần thả lỏng thì lúc này mẹ bầu có thể thở chậm và sâu hơn. Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu lấy lại sức để chuẩn bị cho cơn đau tiếp theo của quá trình sinh đẻ.

Về cách rặn sinh, khi cơn gò tử cung bắt đầu cũng là lúc cơn đau xuất hiện, lúc này mẹ bầu cần hít một hơi thở sâu và dồn lực để rặn. Khi rặn mẹ bầu cần dốc hết khí xuống phần bụng dưới để đẩy em bé ra nhanh hơn. Khi cơn đau kéo dài, mẹ bầu cần tiếp tục lấy hơi để rặn. Khi rặn không nên phát ra âm thanh bởi như thế lực dồn xuống phần bụng dưới sẽ bị giảm đi.

Lưu ý rằng khi cơn đau xuất hiện thì mẹ bầu mới dồn sức để rặn. Bởi lực của cơn đau kết hợp cùng sức rặn người mẹ và sự hỗ trợ của bác sĩ sẽ là điều kiện thuận lợi để giúp bé ra ngoài nhanh hơn. Khi rặn, lưng của mẹ bầu phải thẳng và tiếp giáp với bề mặt bàn sinh. Mông hơi cong lên về phía trước để tăng thêm sức cho việc rặn. 

Sau khi cơn đau qua đi, mẹ bầu cần thả lỏng cơ thể để lấy lại sức và tiếp tục cho lần rặn tiếp theo. Tránh việc rặn quá nhiều vừa gây mất sức vừa đem lại hiệu quả không cao khi sinh.

Chồng yếu sinh lý, vợ lén ngủ cùng trai xịn lấy giống, sinh xong gia đình tan nát
Việc nhận tinh trùng hoặc trứng từ người hiến tặng bằng "phương pháp tự nhiên" có thể dẫn đến những tình huống oái oăm và làm gia đình tan nát.

Tin tức mẹ bầu

Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ