Mẹ bế bụng bầu 42 tuần đi khám, bác sĩ vội vã siêu âm rồi tức giận bỏ ra ngoài

Ngọc Linh - Ngày 21/07/2020 09:36 AM (GMT+7)

Khi bà mẹ này cho biết cô đã bầu hơn 42 tuần, bác sĩ đã rất lo lắng nên ưu tiên cho cô siêu âm trước.

Trong thời gian mang thai, có lẽ mỗi lần đến lịch siêu âm là mẹ bầu đều rất hào hứng, hồi hộp vì chuẩn bị được gặp con, xem em bé đã lớn đến mức nào. Các bác sĩ cũng luôn dặn mẹ bầu phải đi khám thai và siêu âm đầy đủ, đúng lịch để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi, đồng thời sớm phát hiện bất thường ở thai và mẹ nếu có. Vậy nhưng vẫn có những bà mẹ chủ quan bỏ qua những lần khám thai. 

Câu chuyện dưới đây do một bác sĩ tại bệnh viện nhân dân số 1 Giang Tô (Trung Quốc) chia sẻ lại trên mạng xã hội. Nữ bác sĩ này cho biết một hôm cô đang trực thì có sản phụ 40 tuổi đến khám. Người phụ nữ này bụng khá lớn và cho biết đã bầu hơn 42 tuần rồi nhưng chưa thấy dấu hiệu sinh.

Mẹ bế bụng bầu 42 tuần đi khám, bác sĩ vội vã siêu âm rồi tức giận bỏ ra ngoài - 1

Bác sĩ vội vã ưu tiên siêu âm trước cho mẹ bầu đã hơn 42 tuần. (Ảnh minh họa)

Vừa nghe mẹ bầu trình bày, nữ bác sĩ vội vã đưa ngay cô vào phòng siêu âm và ưu tiên khám trước vì thai quá ngày dự sinh có thể gặp nhiều nguy cơ cực kỳ nguy hiểm. 

Vậy nhưng kết quả siêu âm lại cho thấy trọng lượng thai chưa tới 3kg và tuổi thai mới khoảng 36, 37 tuần, chưa đến ngày dự sinh. Ban đầu, bác sĩ nghĩ rằng mẹ bầu này đã có nhầm lẫn về ngày dự sinh nên đã hỏi trước đó cô khám thai ở đâu, giấy tờ khám thai ghi thế nào. Lúc này bà mẹ mới hồn nhiên trả lời rằng mình chưa hề đi khám thai lần nào kể từ khi mang bầu. 

"Đã bầu một lần rồi có vấn đề gì đâu. Bầu lần 2 này tôi chẳng khám xét gì nữa, bác sĩ các cô chỉ toàn vẽ chuyện để kiếm tiền", mẹ bầu này thản nhiên nói. Nghe những lời này, nữ bác sĩ thực sự tức giận và lập tức phải ra ngoài để lấy lại bình tĩnh. 

Vị bác sĩ cho biết bà mẹ này quá chủ quan và coi thường sức khỏe, tính mạng của cả bản thân lẫn đứa con trong bụng. Nhiều bà mẹ, đặc biệt là người có kinh nghiệm sinh nở, thường chủ quan không đi khám thai đầy đủ, điều này cực kỳ nguy hiểm. 

"Khám thai đầy đủ, đúng lịch là quy tắc cơ bản khi mang bầu nhưng nhiều người vẫn không chịu tuân theo. Chi phí khám thai tại các bệnh viện công hiện nay cũng không hề đắt đỏ mà lại có người vì sợ tốn tiền rồi không đi khám thai. Tôi cực kỳ tức giận vì điều đó", nữ bác sĩ chia sẻ. 

Mẹ bế bụng bầu 42 tuần đi khám, bác sĩ vội vã siêu âm rồi tức giận bỏ ra ngoài - 2

Khám thai định kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. (Ảnh minh họa)

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua 

6 – 8 tuần

Thông thường, bạn sẽ đến phòng khám sản khoa trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tuần đầu tiên của thai kỳ, hoặc khi bạn đã mất kinh được từ 2 – 4 tuần. Trong lần thăm khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe chung của bà mẹ, các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, cả chi tiết về những lần sinh và thụ thai trước đó, các vấn đề về sinh sản mà bạn từng gặp phải.

11 – 14 tuần

Là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán 1 số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v…

22 – 23 tuần

Mọi đình chỉ thai nghén thường được chỉ định thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ, do đó mà mốc khám thai này đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v… được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé.

31 – 32 tuần

Tại thời điểm này, thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất..., nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … Đồng thời, các xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu cũng được tiếp tục chỉ định ở giai đoạn này.

35 – 36 tuần

Siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn …Thai nhi được đo tim thai và chuyển động thai. Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.

Siêu âm không có đứa trẻ nào trong bụng, mẹ hốt hoảng khi bỗng mổ đẻ ra con
Bà mẹ này đã có một thai kỳ cực kỳ hiếm gặp với chỉ khoảng 17 trường hợp trên toàn thế giới cho đến nay.
Ngọc Linh (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Siêu Âm Thai