Chồng tôi hiểu chuyện, biết vợ sống với bố mẹ ngột ngạt quá, anh xin đón tôi lên thành phố làm cùng anh. Nhờ đó tư tưởng tôi thoải mái hơn.
Sau khi kết hôn, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ phân biệt mẹ chồng, mẹ đẻ. Ngược lại, mẹ chồng tôi luôn khiến con dâu phải suy nghĩ.
Thực ra hồi mới cưới, tôi làm việc dưới quê còn chồng làm trên thành phố, cách nhà gần 200km, ít về thăm nhà được. Một mình tôi sống với bố mẹ và em gái anh, cuộc sống chẳng mấy dễ dàng. Mẹ anh hay để ý, xét nét nàng dâu. Sáng nào bà cũng gọi tôi dậy từ 5h sáng dọn dẹp, nấu nướng cho cả nhà xong rồi mới đi làm. Chiều tôi về muộn tới đâu, bà vẫn đợi con dâu nấu bữa. Mặc dù ông bà đều vẫn trẻ khỏe, còn cô em chồng đã học xong chưa xin việc, toàn ở nhà ăn ngủ. Thi thoảng về qua nhà, chồng tôi thấy vợ vất vả cũng lên tiếng nhắc khéo bố mẹ và em đỡ đần cho tôi nhưng mẹ anh lại mắng:
“Tôi mất tiền cưới con dâu để là để có đứa chăm sóc báo hiếu. Chẳng lẽ anh muốn tôi phục vụ lại vợ anh?”.
Vì không có kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu nên chồng tôi đã gọi mẹ anh lên cùng anh chăm vợ. (Ảnh minh họa)
Bà cũng không thích tôi về nhà mẹ đẻ nhiều. Tuy không tuyên bố cấm đoán nhưng mỗi lần con dâu xin phép về ngoại, bà lại khó chịu bảo:
“Lấy chồng rồi mà không biết yên phận bên nhà chồng, hở ra lại chạy về ngoại”.
Cũng may chồng tôi hiểu chuyện, biết vợ sống với bố mẹ ngột ngạt quá, anh xin đón tôi lên thành phố làm cùng anh. Nhờ đó tư tưởng tôi thoải mái hơn.
Hơn năm sau tôi có bầu. Biết tin mẹ chồng cũng tỏ ra tâm lý, quan tâm, thi thoảng lại gọi điện hỏi han, nhắc tôi ăn uống, tẩm bổ cho thai khỏe mạnh. Còn trước đây, chỉ tự tôi chủ động gọi bà.
Tuy nhiên thai được 4 tháng, tôi bị ra máu, có dấu hiệu dọa sảy. Hoảng quá, chồng tôi gọi mẹ anh lên cùng anh chăm vợ vì anh không có kinh nghiệm chăm bà bầu. Mẹ chồng tôi lo cũng thu xếp công việc lên luôn.
Buồn rằng hôm bà lên cũng là ngày tôi bị sảy, vừa ở viện về. Bà tới nơi, 1 tay xách túi quần áo, tay kia xách đôi gà nhốt trong lồng song vừa thấy con trau ủ rũ thông báo vợ đã mất thai, bà sững người giây lát rồi chẹp ngay miệng cùng tiếng thở dài:
“Mất công mất việc ngồi xe 200 cây số lên đây chẳng được ích gì. Lại còn vác cả đôi gà theo, nặng cả người.
Mẹ định mang 2 con gà này lên đây tẩm bổ, dưỡng thai cho vợ mày. Nhưng giờ thai không giữ được thì thôi, mẹ lại mang về thả nuôi đẻ trứng, đỡ phí”.
Cả tôi với chồng nghe bà nói đều ngây người. Chồng tôi bực quá, trách mẹ vô tâm, không biết thương con dâu, bà lại dằn dỗi mắng anh xem vợ hơn mẹ rồi quay ra bến bắt xe về luôn.
Thái độ của mẹ chồng sau khi tôi sảy thai khiến tôi sốc thực sự. ( Ảnh minh họa)
Thái độ của mẹ chồng khiến tôi hụt hẫng, buồn thực sự. Tôi không hiểu, sao cùng là phụ nữ mà bà không thương, không hiểu cho tôi dù chỉ một chút. Trong lúc tôi cần sự chăm sóc, quan tâm, động viên của mẹ chồng, bà lại đối xử với tôi như vậy?
Ngoài ra tôi cũng hoang mang vô cùng khi thấy bảo, mang thai bị sảy một lần, những lần sau sẽ khó giữ phải không mọi người? Nếu quả thực như thế, những ngày tháng làm dâu sau này, tôi không biết mẹ chồng sẽ đối xử với mình ra sao nữa?
Phụ nữ từng sảy thai cần lưu ý gì trước khi mang thai lần tiếp theo?
Thời gian không nên mang thai sau khi sảy thai
Sau khi sảy thai thì người phụ nữ nên sử dụng các biện pháp tránh thai tạm thời trong ít nhất 3 tháng tiếp theo đó. Vì thời gian đó giúp tử cung và âm đạo của người phụ nữ mới hoàn toàn bình phục và trở về tình trạng khỏe mạnh như lúc đầu.
3 tháng sau sảy thai cũng là thời gian để người phụ nữ chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe cho lần mang thai tới. Với những người bị băng huyết khi sảy thai thì tốt nhất nên nghỉ ngơi khoảng 6 tháng, sử dụng thuốc bổ máu và các loại thuốc khác theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu nguyên nhân gây sảy thai
- Thông thường thì nếu người phụ nữ mới sảy thai lần đầu thì các bác sĩ chuyên khoa thường không đi sâu mổ xẻ nguyên nhân vì theo nghiên cứu cho thấy có đến 70% số phôi thai bị sảy sớm là những phôi có bất thường về nhiễm sắc thể, những trường hợp này thường ít tái phát ở lần mang thai sau.
- Với những trường hợp sảy thai từ 3 lần trở lên, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây sảy thai trước đó để giúp hạn chế được những yếu tố có nguy cơ gây sảy thai. Có một số nguyên nhân sảy thai thông thường như: Do rối loạn hệ thống miễn dịch, do sự thay đổi hormone bất thường trong cơ thể người mẹ, bệnh tiểu đường, …do di truyền.
- Phụ nữ mang thai ở độ tuổi ngoài 35, nguy cơ sảy thai là rất lớn nên trong mọi hoạt động sinh hoạt cần hết sức cẩn thận.
Giữ tinh thần thoải mái
- Các nghiên cứu chỉ ra, những người phụ nữ thường xuyên bị stress hay áp lực về tâm lý thường khó thụ thai do buồng trứng bị ức chế khiến trứng không lớn được hoặc có lớn cũng không thể phóng noãn được.
- Bên cạnh đó, nhiều chị em bị áp lực, lo sợ mình có thể bị sảy thai thêm một lần nữa cũng dẫn tới khó mang bầu. Song theo các kết quả điều tra thì có đến 85% các bà mẹ mang thai lại thành công sau khi đã bị sảy, vì vậy các bà mẹ không nên lo lắng.
Thay đổi thói quen sống
- Giữ gìn và tăng cường sức khỏe chung như tránh căng thẳng, stress, ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhất là các loại thực phẩm giàu chất sắt, axit folic, bỏ hoàn toàn việc uống rượu, cafe và hút thuốc lá.
- Không tiếp xúc hay làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm. Nên tập thể dục, đi bộ đều đặn mỗi ngày, các bài tập nhẹ nhàng như Yoga cũng rất tốt để cải thiện sức khỏe.
- Không chỉ có người vợ mà chồng cũng cần phải chăm sóc bản thân nhiều hơn, ăn uống lành mạnh, dừng hút thuốc, giảm uống rượu. Theo nghiên cứu, việc hút thuốc có thể gây ra các rủi ro đối với cơ thể, ngoài ra còn có tác động gây ảnh hưởng đến ADN trong tinh trùng, tinh trùng không khỏe mạnh có thể dẫn đến sảy thai.