Bác sĩ đã khuyên chị Hà nên giảm xuống khoảng 100kg rồi hãy mang thai nhưng cô không nghe theo.
Trước khi mang thai, bác sĩ luôn khuyên chị em phụ nữ hay chuẩn bị sẵn sàng cả về sức khỏe lẫn tinh thần để có một thai kỳ suôn sẻ và sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn coi thường lời khuyên này và bất chấp mang thai khi cơ thể không đủ điều kiện, cuối cùng nhận cái kết hối hận như bà mẹ dưới đây.
Chị Hà (sống tại Hải Nam, Trung Quốc) vốn là một người béo phì với thân hình đồ sộ. Cân nặng của chị sau khi kết hôn càng tăng nhanh hơn, đã chạm mốc 200kg. 3 năm sau ngày cưới, chị cảm thấy muốn sinh con nên đã đi khám sức khỏe toàn diện.
Tuy nhiên khi thăm khám, bác sĩ đã lắc đầu và nói: "Không nên mang thai lúc này, tốt nhất chị hãy cố gắng giảm xuống 100kg rồi mang bầu thì mới an toàn cho cả chị và em bé. Hiện tại khả năng thụ thai thành công tự nhiên của chị cũng rất thấp".
Bác sĩ đã khuyên chị Hà giảm bớt cân nặng trước khi mang thai nhưng chị không làm được. (Ảnh minh họa)
Nghe lời bác sĩ, chị Hà bắt đầu về nhà giảm cân. Vậy nhưng sau vài tháng vẫn không có kết quả đáng kể, trong khi mong muốn có con thì ngày càng mãnh liệt hơn. Cuối cùng, chị quyết định bỏ qua lời khuyên từ bác sĩ và "thả" để mang bầu.
Chỉ hơn 2 tháng sau khi "thả", chị Hà đã có "tin vui". Điều này khiến chị cực kỳ vui mừng và càng tin rằng lời nói của bác sĩ chỉ là lý thuyết chứ không đúng với trường hợp của mình.
Thai kỳ của chị Hà khá vất vả với thân hình quá khổ nặng nề, không thể tự mình đi lại, hoạt động mà phải nhờ sự trợ giúp của người thân. Mỗi lần đi siêu âm, xét nghiệm cũng rất khó khăn vì lớp mỡ dày bao quanh thân thể chị. Từ tháng thứ 6 của thai kỳ, chị gần như chỉ có thể ngủ ngồi vì nằm xuống sẽ thấy khó thở.
Với thân hình thừa cân, chị Hà gặp không ít khó khăn trong quá trình mang thai. (Ảnh minh họa)
Cùng với đó, bác sĩ cũng cảnh báo chị bị huyết áp cao và có nguy cơ sinh non cao. Cuối cùng dù các bác sĩ đã rất cố gắng nhưng đành sinh mổ khẩn cấp cho chị Hà ở tuần thứ 33 do tiền sản giật.
Em bé chào đời sớm gần 2 tháng nặng vỏn vẹn 1,2kg, cơ thể nhỏ xíu và gặp vấn đề về hô hấp. Sau khi sinh, bé lập tức được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Nhìn con sinh non nhỏ xíu, chị Hà mới hối hận vì đã không nghe lời bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Nhìn con mới vài ngày tuổi đã phải cắm dây dợ chằng chịt khắp người, nằm gọn lỏn trong lồng kính với thân hình nhỏ như bàn tay mình, chị Hà mới ôm mặt khóc vì hối hận. Đáng lẽ chị nên nỗ lực giảm cân hơn nữa để chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, thân hình phù hợp hơn với việc mang thai.
Mẹ bầu bị béo phì nguy hiểm thế nào? Đối với người mẹ: - Tiểu đường thai kỳ; - Tiền sản giật; - Ngưng thở khi ngủ; - Dễ gặp khó khăn trong sinh nở, tăng tỉ lệ phải sinh mổ. Đối với thai nhi: - Tăng nguy cơ sảy thai; - Dị tật bẩm sinh: Em bé sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh. - Khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán; - Sinh non; - Dễ bị thừa cân khi chào đời, tăng nguy cơ bị tổn thương trong sinh nở. |