Ngày tôi đi đẻ, bà nội bắt đẻ thường đỡ tốn, bà ngoại hô: Cứ dịch vụ mà nằm!

Thảo Nguyên - Ngày 10/12/2023 18:00 PM (GMT+7)

Chẳng hiểu sao cùng gọi một tiếng mẹ, một tiếng bà thay các con mà lại có nhiều khác biệt đến vậy các mẹ bỉm nhỉ?

Lấy chồng được đúng 1 năm thì vợ chồng tôi đón nhận tin vui bầu bí. Suốt thai kỳ do thuê trọ ở trên Hà Nội đi làm, chỉ thỉnh thoảng mới về quê thăm bố mẹ nên 2 đứa tôi tự chăm nhau là chính.

Biết con gái có bầu, bà ngoại ở quê dù nghèo nhưng luôn gửi tôm cá ra cho ăn. Các con gửi tiền bà không bao giờ lấy, bảo để dành bồi dưỡng thai kỳ và sinh con. Nhưng mẹ đẻ thương con gái bao nhiêu thì mẹ chồng lại chỉ biết moi tiền của con dâu, con trai bấy nhiêu.

Các con gửi tiền mua thực phẩm bà ngoại không bao giờ lấy, bảo cứ để dành bồi dưỡng thai kỳ và sinh con. (Ảnh minh họa)

Các con gửi tiền mua thực phẩm bà ngoại không bao giờ lấy, bảo cứ để dành bồi dưỡng thai kỳ và sinh con. (Ảnh minh họa)

Mặc dù lần nào về quê nội, vợ chồng tôi cũng tay xách nách mang bao thứ biếu bố mẹ và các em chồng. Dù kinh tế nhà chồng khá giả hơn nhưng khi các con lên thành phố, đến con gà con vịt bố mẹ còn tiếc. Nhiều lần bố chồng muốn cho con dâu 1-2 con gà bồi bổ mà mẹ chồng lại nhắc:

“Bán con này cũng được cả ba bốn trăm ngàn đấy”.

Tôi nghe xong mà chẳng dám nhận quà họ cho, còn bảo ông bà cứ bán đi lấy tiền tiêu. Dù bố mẹ chồng như vậy nhưng tôi cũng chưa bao giờ dám kể với ai hay so sánh với bà ngoại.

Con dâu lâu không thấy về là ông bà ngoại toàn gửi thịt gạo ở quê lên cho, con rể chỉ việc ra bến xe lấy về ăn. Còn mẹ chồng không thấy con dâu về thường xuyên là gọi cháy máy báo bị ốm này kia, em chồng đến tháng đóng học chưa có tiền, nếu vợ chồng có gửi về cho bà mượn. Mà ngặt nỗi bà mượn nhiều lần nhưng chưa có lần nào nhớ trả.

Cả 9 tháng con dâu mang thai, chưa một lần mẹ chồng mua cho được hộp sữa hay hỏi han thai kỳ. Bà mặc nhiên coi đó là điều bình thường mọi phụ nữ đều phải trải qua. Nếu kêu ca, bà bảo người ta mang bầu đầy ra có sao đâu. Tất tần tật từ đầu đến cuối chỉ có mẹ đẻ là thương.

Mấy tháng cuối thai kỳ thấy bụng con gái to không về được, bà tìm lên tận nhà trọ thăm rồi dúi cho ít tiền ăn quà vặt. Ngẫm ra mới thấy chẳng ai thương tôi ngoài mẹ đẻ.

Còn 2 ngày nữa là đến ngày dự sinh mà bà ngoại đã nhào ra với con gái. Khi tôi có dấu hiệu chuyển dạ, bà ngay lập tức gọi taxi đưa vào nhập viện. Lúc chưa sinh được, bà cứ dìu đi khắp hành làng, nắn bóp chân tay cho con gái đỡ đau mỏi. Còn mẹ chồng mãi tận gần lúc sinh mới vào, ngồi chờ dâu đẻ bà còn ngủ gật.

Khi thấy tôi đau đẻ suốt 22 tiếng, sợ ối cạn nên mẹ đẻ giục con rể đi gọi bác sĩ tới thăm khám. Mẹ chồng cứ can ngăn bảo kiểu gì chẳng đẻ được, không phải sốt ruột. Lúc bác sĩ nói sinh khó, cổ tử cung mở rất chậm, ối cạn nên khuyến cáo mổ đẻ để an toàn cho 2 mẹ con thì mẹ chồng cứ một mực bảo phải đẻ thường. Phải đến khi chồng tôi quyết đinh sinh mổ, bà mới không can thiệp được.

Những ngày nằm lưu viện, mẹ chồng có ý bắt con dâu nằm sau sinh ở phòng thường cho đỡ tốn kém nhưng mẹ đẻ tôi bảo:

“Cứ đặt phòng dịch vụ mà nằm, hết bao tiền mẹ trả”.

Ngày tôi đi đẻ, bà nội bắt đẻ thường đỡ tốn, bà ngoại bảo: Cứ dịch vụ mà nằm! (Ảnh minh họa)

Ngày tôi đi đẻ, bà nội bắt đẻ thường đỡ tốn, bà ngoại bảo: Cứ dịch vụ mà nằm! (Ảnh minh họa)

Ngay cả khi từ viện về nhà, mẹ chồng vẫn muốn con trai chở vợ bằng xe máy về nhà sau sinh nhưng mẹ tôi bắt phải đi taxi để kín gió, an toàn. Bà ngoại ngay từ khi ở viện cũng đã cẩn thận chuẩn bị mọi thứ để đưa 2 mẹ con tôi từ viện về nhà khỏe mạnh, tránh quên thứ nọ thứ kia.

Ngẫm lại thật đúng, mẹ chồng và mẹ đẻ khác nhau 1 trời 1 vực. Có lẽ người ta nói đúng, tôi không phải là con mẹ chồng nên bà không thương chăng?

Cần chuẩn bị gì khi đưa bà đẻ và trẻ sơ sinh từ viện về nhà?

Để giải đáp thắc mắc đón bà đẻ và trẻ sơ sinh về nhà cần làm gì thì người thân cần chuẩn bị cho các giai đoạn ngay khi ở bệnh viện, khi trên đường đi về nhà cũng như lúc về đến nhà một cách cẩn thận như sau:

Chuẩn bị ở bệnh viện:

Ngoài việc thu xếp đồ đạc, vật dụng cần thiết trong ngày bà đẻ và bé được trở về nhà thì người thân cần lưu ý đến những lời dặn dò của bác sỹ về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, lịch tiêm phòng, tắm, cũng như cách chăm sóc 2 mẹ con bé khoa học. Tốt nhất, nên ghi lại vào một cuốn sổ tay để tránh quên hay nhầm lẫn sau này.

Bố mẹ hay người thân cần chuẩn bị đầy đủ trang phục kín đáo cho mẹ và bé trước khi ra khỏi phòng của bệnh viện. Để đảm bảo giữ ấm cho 2 mẹ con, ngoài trang phục đầy đủ, mẹ nên đeo cho mình và bé  vớ chân, mũ đội đầu và ôm con vào lòng trong suốt quá trình di chuyển về nhà.

Trên đường đi:

Nên lựa chọn di chuyển bằng xe ô tô, tốt nhất là xe của gia đình, nếu không có thì có thể đi taxi. Không nên di chuyển bằng xe máy, xe khách, xe bus để tránh khói bụi, tiếng ồn, vi khuẩn từ những người khác rất dễ xâm nhập vào cơ thể của mẹ và bé.

Mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra xem bé có ngủ say giấc hay không, có thở ổn định cũng như cảm thấy thoải mái với không gian của xe hay không.

Về nhà:

Khi về đến nhà, cả mẹ và bé đều cần phải chuẩn bị và chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo 2 mẹ con được chăm sóc trong không gian thoải mái nhất có thể.

Một số mẹo khi đưa 2 mẹ con sản phụ từ viện về nhà được dân gian truyền lại là trước khi vào nhà, mẹ và bé cần được hơ ấm. Người thân có thể chuẩn bị giấy hoặc báo đốt lửa. Sau đó, mẹ và bé bước qua lại vài lần để làm ấm cơ thể, giúp loại bỏ hơi lạnh từ bên ngoài.

Ngày tôi đi đẻ, bà nội bắt đẻ thường đỡ tốn, bà ngoại hô: Cứ dịch vụ mà nằm! - 3

Ngay sau sinh, con dâu đã gửi cháu cho mẹ chồng, nói 1 câu lạnh người rồi bỏ đi
Ngày con dâu khoe 2 vạch, cả nhà tôi làm bữa tiệc ăn mừng vì sắp có thêm 1 thành viên nhỏ cho vui cửa vui nhà.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu