Nhập viện vì nghi bị vỡ ruột thừa, nữ sinh hốt hoảng khi nhìn lên màn hình siêu âm

Hà Phương - Ngày 11/12/2021 09:36 AM (GMT+7)

Vì đau bụng dữ dội và chảy rất nhiều máu tới mức không thể đi lại hay nói chuyện nên nữ sinh này nghi mình bị vỡ ruột thừa, nhưng sự thật lại khiến cô kinh ngạc tột độ.

Không ít các chị em nhập viện với cơn đau bụng dữ dội nhưng lại nghĩ rằng mình đang bị đau bụng, đau ruột thừa,… mà không hề biết rằng thực chất là mình đang mang thai và đó là cơn đau chuyển dạ. Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này thường là do người phụ nữ đó không có các triệu chứng phổ biến khi mang thai như bụng to lên, mất kinh nguyệt, nôn nghén,….

Vào tháng trước, một nữ sinh ở Đại học Indiana (Mỹ) đã nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và chảy máu nhiều. Thực chất, cô nàng này đang chuyển dạ nhưng cô không hề hay biết, cứ nghĩ rằng mình bị vỡ ruột thừa và ngay cả bác sĩ cũng nghi ngờ cô bị u nang chứ không phải sắp sinh con.

Nữ sinh đại học đã sinh con mà không biết cô từng mang thai.

Nữ sinh đại học đã sinh con mà không biết cô từng mang thai. 

Nữ sinh Kayla Nicole Simpson cho biết, cô tới bệnh viện với hy vọng mổ ruột thừa, nhưng không ngờ cô lại chào đón một đứa trẻ sơ sinh. Con của cô chào đời ngày 7/11 và được đặt tên là Madi, nhũ danh là Frat Baby.

Chia sẻ về ngày sinh con trên TikTok, Kayla cho biết: “Vào khoảng 12h30 ngày 7/11, tôi đau bụng râm ran giống như lúc tôi bị đau bụng kinh. Khoảng 30 phút sau đó, cơn đau dữ dội hơn và tôi đang chảy rất nhiều máu nên tôi gọi cho mẹ, vì nghĩ rằng tôi bị vỡ ruột thừa. Tôi đau đến mức không thể nói chuyện và gần như không thể cử động được, nhưng tôi vẫn phải cố lết đi để tới bệnh viện kiểm tra”.

Kayla cứ nghĩ cô sẽ được mổ ruột thừa nhưng không ngờ cô lại sinh con.

Kayla cứ nghĩ cô sẽ được mổ ruột thừa nhưng không ngờ cô lại sinh con.

Tới bệnh viện, bác sĩ ấn nhẹ vào bụng nữ sinh, sau đó yêu cầu cô đi siêu âm vì cho rằng cô có thể bị u nang chứ không phải đang vỡ ruột thừa. Thế nhưng, khi nhìn vào màn hình siêu âm, cô nàng đã hét toáng lên vì kinh hãi.

“Tôi nhìn thấy một bàn chân nhỏ trên màn hình siêu âm. Biết chuyện gì đang xảy ra với mình, tôi kinh ngạc đến nỗi hét toáng lên”, Kayla nói.

Sau đó, bác sĩ đến kiểm tra và nói với sản phụ rằng tử cung của cô đã mở 10 cm, nên cô nhanh chóng được đẩy tới phòng sinh. 15 phút sau đó, bé Madi đã chào đời.

Dù không được chăm sóc chu đáo trong thai kỳ nhưng con của Kayla vẫn bình an chào đời.

Dù không được chăm sóc chu đáo trong thai kỳ nhưng con của Kayla vẫn bình an chào đời. 

Khi nhiều người thắc mắc tại sao mang thai mà không biết, nữ sinh giải thích rằng bụng cô không hề to lên và cô vẫn có kinh nguyệt đều đặn trong suốt thai kỳ. Cô cũng không có các triệu chứng điển hình khác khi mang thai như nôn nghén, mệt mỏi. Thậm chí, một ngày trước khi sinh, cô còn làm việc tới 12 tiếng vì tăng ca.

Dù không được chăm sóc chu đáo trong thai kỳ cũng như chuẩn bị tâm lý từ trước, nhưng may mắn thay Kayla vẫn “vượt cạn” thành công, bé Madi cũng bình an chào đời.

Tại sao mang thai vẫn có kinh nguyệt?

Tiến sĩ Michele Hakakha, bác sĩ sản phụ khoa ở Los Angeles (Mỹ) khẳng định phụ nữ không thể có kinh nguyệt khi mang thai. Bởi chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng, nên trễ kinh là một trong những dấu hiệu sớm khi mang thai.

Mặc dù không thể có kinh nguyệt khi mang thai nhưng thai phụ vẫn có thể bị xuất huyết âm đạo trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất thì việc này không phải hiếm. Theo bác sĩ Hakakha, có nhiều lý do khiến phụ nữ có thể bị xuất huyết khi mang thai, bao gồm:

- Máu báo thai: Tình trạng ra máu lốm đốm màu hồng nhạt hoặc nâu, thường xảy ra từ 10-14 ngày sau khi thụ thai.

- Quan hệ tình dục: Cổ tử cung sẽ nhạy hơn khi mang thai nên phụ nữ có thể bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục.

- Sảy thai: Thường xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ, dấu hiệu gồm xuất huyết âm đạo và co thắt tử cung hoặc có thể có lượng lớn máu đông chảy ra từ âm đạo.

- Mang thai ngoài tử cung: Xuất huyết âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Nó thường đi kèm với các triệu chứng đau một bên bụng, chóng mặt, choáng váng.

- Các biến chứng khi mang thai: Các nguyên nhân khác dẫn đến chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể là xuất huyết dưới màng đệm, nhiễm trùng cổ tử cung, nhau tiền đạo hoặc polyp cổ tử cung lành tính.

- Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, chảy máu âm đạo cũng có thể là do mạch máu tiền đạo (khi các mạch máu của nhau thai ở vị trí bất thường và bắt chéo qua cổ tử cung), nhau bong non hoặc chuyển dạ. 

Mặc dù xuất huyết âm đạo trong thai kỳ là phổ biến nhưng nó không bao giờ là bình thường. Nếu bạn đang mang thai và ra máu, có thể kèm theo cơn đau hoặc không thì bạn cũng nên tới bệnh viện kiểm tra sớm.

Mẹ chồng chi tiền mua đống thuốc bổ cho con dâu mang bầu, ai ngờ lại hại cháu
Với mong muốn cháu nội chào đời khỏe mạnh, thông minh, người bà này đã cho con dâu uống rất nhiều các loại thuốc bổ khi mang thai.

Tin tức mẹ bầu

Hà Phương (Dịch từ The Sun)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu