Câu chuyện trong phòng phẫu thuật tại viện sản của bà mẹ này quả thật "dở khóc dở cười".
Khi nằm trong phòng sinh, trên chiếc giường phẫu thuật "huyền thoại", chắc hẳn mẹ bầu nào cũng khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, căng thẳng. Trong đầu mẹ sẽ hiện lên hàng trăm câu hỏi như: "Mọi thứ có suôn sẻ không?", "Em bé chào đời khỏe mạnh chứ", "Có vấn đề gì bất thường xảy ra không?",...
Vậy nhưng với mẹ bầu dưới đây, ngoài căng thẳng còn có thêm cảm giác bối rồi vì phải nằm chung phòng sinh với người yêu cũ và vợ anh ta.
Câu chuyện do Maddy Cifelli (sống tại Mỹ) chia sẻ trên trang Tiktok cá nhân. Cô đăng tải một đoạn video mình đang nằm trên giường bệnh và chú thích: "Khi bạn nằm cùng phòng sinh với người yêu cũ và vợ anh ấy". Trong đoạn video, gương mặt Maddy hiện rõ vẻ bối rối, cô trao đổi gì đó với người đứng bên cạnh nhưng chỉ dám thì thầm vì xấu hổ.
Maddy bối rối vì gặp người yêu cũ trong phòng sản khoa.
Kể cụ thể hơn về câu chuyện, Maddy cho biết cô đang ở tuần thứ 25 của thai kỳ. Vì là một thai kỳ "nguy cơ cao", có khả năng sinh non nên cô được bác sĩ cho nhập viện theo dõi và thực hiện khâu eo cổ tử cung giúp giữ thai an toàn trong tử cung cho đến đủ tháng.
Đến ngày làm phẫu thuật thì bệnh viện bị quá tải, y tá thông báo cô sẽ phải nằm chung phòng phẫu thuật với một mẹ bầu khác và cả hai cách nhau bằng một tấm chắn. Lần đầu bầu bí, Maddy đã phải trải qua cảm giác này và cho biết mình hoàn toàn mất tập trung khi cứ nghe tiếng người bên cạnh la hét vì vậy biết tin này cô đã khá khó chịu. Vậy nhưng cũng chẳng có cách nào khác.
Tuy nhiên, mọi thứ còn oái oăm hơn khi Maddy vừa nằm lên giường phẫu thuật, gác hai chân lên thì thấy cặp đôi chung phòng bước vào. Và đó lại chính là người yêu cũ đang đưa vợ đi đẻ. Cả hai chạm mắt nhau nhưng không chào hỏi, Maddy cũng lập tức xấu hổ thu chân lại khiến bác sĩ phải nhắc nhở.
Cô cho biết sau đó trong suốt ca phẫu thuật, cô đều rất căng thẳng, bối rối. Khi y tá hay bác sĩ hỏi gì thì cũng chỉ trả lời thầm thì vì không muốn người yêu cũ sau tấm chắn nghe được tiếng của mình.
Cảm giác xấu hổ khi đi đẻ không phải điều xa lạ với mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện kì cục trong phòng phụ sản của Maddy đã thu hút đông đảo sự chú ý trên mạng xã hội. Nhiều người tự đặt mình vào hoàn cảnh đó và thấy rất cảm thông cho sự bối rối của mẹ bầu này.
"Tôi không hiểu sao bệnh viện cho đẻ chung phòng luôn ấy, không phải chuyện gặp người yêu cũ mà tưởng tượng người lạ thôi cũng đã quá xấu hổ", một người bình luận.
"Cảm giác đi đẻ và có một người đàn ông lạ không phải bác sĩ đứng ở ngay cạnh, quá trời đáng sợ rồi chứ đừng nói đến người yêu cũ", một người khác bày tỏ.
Phải làm gì khi bà bầu "ngượng đỏ mặt" vì gặp bác sĩ nam?
Những trường hợp gặp người yêu cũ trong phòng sinh như Maddy chắc sẽ không nhiều nhưng việc gặp bác sĩ nam khi sinh nở không hề hiếm gặp. Nhiều mẹ sẽ cảm thấy xấu hổ, bối rối trong tình huống này. Tuy vậy điều quan trọng là sản phụ cần bình tĩnh và tin tưởng vào sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ. Hãy đặt sự an toàn, khỏe mạnh của con lên hàng đầu.
Để đầu óc được thư thái
Nếu mẹ gặp bác sĩ nam trong phòng sinh, mẹ không được hốt hoảng hay kháng cự. Thêm vào đó cũng không được than vãn kêu ca quá nhiều vì sẽ chỉ làm hao tổn sức lực và thể lực của bản thân, rất bất lợi cho cuộc vượt cạn.
Người mẹ phải giữ tâm trạng luôn ở trạng thái thoải mái, nhẹ nhàng. Vì các bác sĩ nam khoa được vào phòng sinh ắt hẳn đều là những người có kinh nghiệm nên sản phụ phải tin tưởng vào ý kiến chuyên môn của họ. Chỉ khi có trạng thái tinh thần như vậy, cuộc vượt cạn mới đạt kết quả tốt nhất.
Tập trung vào các vấn đề chủ chốt
Khi vào phòng sinh, gặp bác sĩ nam, mẹ không được quá ương bướng, tỏ thái độ nghi ngờ. Các bà mẹ phải dồn hết tâm sức cho việc sinh nở. Trong khi lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, hãy cố gắng hết sức và thực hiện chính xác nhất để giúp bạn sinh con.
Nếu mẹ dồn sức vào việc lo lắng việc nam bác sĩ đỡ đẻ sẽ gây ra căng thẳng, xúc động thái quá. Điều này rất bất lợi cho quá trình sinh nở. Một khi mọi việc trở nên nghiêm trọng, mẹ bé đều sẽ gặp nhiều vấn đề.
Tin tưởng vào sự hướng dẫn của bác sĩ
Các bác sĩ đều có sự tích lũy chuyên môn của riêng mình. Đặc biệt là các bác sĩ sản khoa, chắc hẳn đã phải trải qua thực tế rất nhiều và từng xử lý nhiều sự cố không mong muốn. Nhờ những thành tích vượt trội, họ mới có thể làm công việc này. Hơn nữa, không có sự phân biệt giới tính trong lĩnh vực y khoa, sự khác biệt duy nhất về tốt và xấu của một bác sĩ nằm ở khả năng y tế của họ.