Mặc dù lừa dối và phản bội vợ nhưng cuối cùng tôi vẫn phải dâng thứ quý giá này của bố mẹ đẻ cho anh ta.
Vợ chồng tôi có cuộc hôn nhân kéo dài 11 năm thế nhưng do tôi bị hiếm muộn nên cả 2 chưa từng có một mụn con bế bồng. Tuy nhiên sau bao năm chung sống, dù bị nhiều lời xì xào về chuyện chưa có em bé nhưng 2 chúng tôi vẫn sống bên nhau khá thuận hòa. Bản thân tôi là người trong cuộc cứ nghĩ như vậy, chẳng có chút nghi ngờ nào về việc chồng phản bội mình. Thậm chí ngay cả lúc tôi IVF lần thứ 4 thành công và mang bầu trong hạnh phúc vô tận, chồng vẫn chăm chút yêu thương vợ lắm.
Cứ đi làm về đến nhà là chồng lại giúp vợ việc nhà để tôi có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Anh còn lên kế hoạch đặt tên con như nào để có ý nghĩa mà tốt đẹp cho con nhất. Ngay cả khi bàn chuyện sau này sinh bằng sinh thường hay sinh mổ, chồng cũng cẩn thận tìm tòi thông tin trên báo và hỏi bác sĩ. Dù bác sĩ nói thai IVF thì vẫn có thể sinh thường, bởi cách tôi thụ thai không ảnh hưởng đến phương pháp sinh con. Do đó nếu tôi khỏe mạnh và không có vấn đề gì lúc cận sinh vẫn có thể sinh con tự nhiên mà không cần mổ.
Bác sĩ đã nói vậy nhưng chồng tôi luôn tỏ vẻ lo lắng. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ đã nói vậy nhưng chồng tôi luôn tỏ vẻ lo lắng. Anh bảo rằng vợ chồng hiếm muộn mãi mới có mụn con nên cứ cẩn thận sinh mổ cho an toàn. Hơn nữa tôi cũng có tuổi nên chủ động chọn phương pháp sinh mổ để tránh rủi ro khi sinh con tự nhiên.
Những lúc thấy chồng quan tâm và lo lắng cho vợ con, tôi thấy rất hạnh phúc. Fù sao chồng rất chăm chỉ làm việc, lương của anh thu nhập cũng cao hơn tôi gấp đôi. Vì tháo vát nên anh đối nội đối ngoại rất ổn. Đến mỗi bố mẹ đẻ tôi mấy năm trước còn cho con rể và con gái đồng đứng tên mảnh đất 130m2. Khi ấy tôi đã ngăn cản mẹ:
- “Đất của bố mẹ chỉ nên cho riêng con gái đứng tên thôi, không cần phải cho cả con rể đứng tên đâu”.
Lúc ấy mẹ đẻ tôi gạt phăng lời con gái:
- “Cô sống với chồng gần chục năm rồi mà vẫn có tâm lý đề phòng như thế sao? Bao năm con vô sinh hiếm muộn mà nó không bỏ thì sau này sao có chuyện gì xảy ra được. Một chàng rể tốt như vậy mẹ không thể để nó thiệt thòi hay chạnh lòng được”.
Lúc ấy mẹ nói chắc nịch khiến tôi còn cảm thấy có lẽ suy nghĩ của mình sai khi đã nghĩ như vậy về chồng. Tôi chẳng bao giờ ngờ được, lúc đang mang bầu hạnh phúc nhất cũng là lúc tôi phát hiện ra chồng ngoại tình.
Hôm đó, tranh thủ buổi trưa ở công sở, tôi cùng người đồng nghiệp lang thang chở nhau đi ăn vặt với mua sắm chút đồ bầu đang sale mạnh thì cũng là lúc tôi nhìn thấy chồng đang đi mua sắm tay trong tay cùng một phụ nữ trẻ đẹp khác.
Không giữ được bình tĩnh, tôi đã ngã khuỵu ngay giữa phố và đã lao ra chất vấn chồng. Hai chúng tôi cãi nhau ầm ĩ, trước bao người, anh ta chẳng hề quan tâm tới vợ đang bụng mang dạ chửa mà vẫn bênh nhân tình chằm chặp, còn nói nếu tôi đã biết chuyện thì nhanh chóng ký vào đơn ly hôn để anh còn thoải mái đến với người tình mà không phải ngày nào cũng diễn trong mệt mỏi.
Khi biết chuyện, bố mẹ tôi đã cố gắng khuyên 2 vợ chồng giải hòa nhưng anh vẫn nhất quyết đòi ly hôn. Bản thân mẹ tôi vì quá thất vọng và tức giận 2 đứa nên lên cơn nhồi máu cơ tim mà mất ngay sau đó.
Vừa lo liệu tang lễ cho mẹ xong, chồng đã chìa ngay tờ đơn ly hôn cho vợ ký. Ngày ra tòa, anh còn khăng khăng đòi chia đều 65m2 đất từ mảnh 130m2 mà tôi thừa kế từ mẹ. Sự trơ trẽn đòi chia tài sản của chồng khiến tôi và cả nhà đều sửng sốt.
- “Sao anh có thể mở miệng đòi chia tài sản của bố mẹ tôi cho tôi chứ?”.
Anh ta lạnh lùng:
- “Rất tiếc là bố mẹ không chỉ cho mình cô mà có cả tên tôi trong bìa đỏ đó. Biết điều thì chia đôi, khỏi lôi thôi”.
Dù tôi kiên quyết từ chối nhưng anh ta vẫn mang vụ tranh chấp đất đai ra kiện. Và cuối cùng tôi chua chát phải thua kiện anh ta vì tài sản mà vợ chồng thừa kế trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung. Do đó, anh ta có quyền bình đẳng trong việc thừa kế những ngôi nhà mà bố mẹ tôi đã để lại.
Thật sự phải ly hôn khi bụng mang dạ chửa tôi không quá buồn và đau đớn. Điều làm tôi phẫn nộ nhất là mẹ đã vì anh ta mà qua đời, vậy mà tôi vẫn phải chia tài sản của bà cho anh ta. Tôi buồn quá mà lực bất tòng tâm. Ai cũng khuyên tôi chuyện đã vậy thì cũng không nên quá buồn rầu, giờ tập trung vào những tháng cuối thai kỳ để bầu bí và sinh nở bình an nhất là được. Nghe lời mọi người, tôi cũng cố bình tâm trở lại để vượt qua cú sốc ly hôn.
Những ngày này tôi đi lại nặng nề hơn khi bầu bí tháng cuối thai kỳ. Dù sức khỏe tổng thể của mẹ bầu cũng như sự phát triển của em bé trong bụng vẫn tốt, chưa có vấn đề gì phát sinh nhưng tôi cũng rất lo không biết thai thụ tinh ống nghiệm nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn nhất các bạn ơi?
Thai thụ tinh ống nghiệm nên sinh thường hay sinh mổ?
Khi mang thai nhờ IVF nên sinh thường hay sinh mổ?
Nhiều phụ nữ lo lắng liệu có thể sinh thường hay cần sinh mổ khi mang thai IVF. Tuy nhiên, cách bạn thụ thai không ảnh hưởng đến phương pháp sinh con. Quá trình phụ nữ mang thai IVF tương tự mang thai bình thường và có thể sinh con tự nhiên mà không cần mổ.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sinh phù hợp với bạn dựa trên nguyện vọng cá nhân, đồng thời cân nhắc lợi ích tốt nhất cho mẹ và thai nhi dựa trên các yếu tố như sức khỏe tổng thể của bạn, sự phát triển của thai kỳ, nguy cơ biến chứng hoặc theo tình huống phát sinh.
Phụ nữ mang thai IVF được khuyến cáo sinh mổ trong những trường hợp sau:
- Chuyển dạ kéo dài: Sản phụ chuyển dạ kéo dài hơn 20 giờ là nguyên nhân chính dẫn đến sinh mổ.
- Tư thế thai nhi bất thường: Để sản phụ sinh thường, thai nhi phải ở tư thế đầu quay xuống âm đạo. Nếu em bé nằm ở tư thế ngược lại, sản phụ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn.
- Thai nhi không nhận đủ oxy: Nếu em bé trong bụng mẹ không được cung cấp đủ oxy, có dấu hiệu suy thai, bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai cấp cứu.
- Dị tật bẩm sinh hoặc thai chậm phát triển trong tử cung: Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ chào đời mắc bất kỳ dị tật bẩm sinh nào, hoặc quá trình theo dõi phát hiện thai chậm phát triển thì bác sĩ sẽ cân nhắc thời điểm thích hợp để chỉ định sinh mổ, đảm bảo an toàn cho em bé.
- Sinh mổ nhiều lần: Phụ nữ từng sinh mổ nhiều lần được khuyến cáo tiếp tục sử dụng phương pháp này khi sinh con.
- Tình trạng phần phụ của thai bất thường: Bánh rau tiền đạo, dây rốn tiền đạo, được chỉ định sinh mổ bắt buộc do các phần phụ này cản trở đường ra tự nhiên của em bé.
- Sức khỏe chung của sản phụ: Người phụ nữ tuổi cao, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các vấn đề về tim, nhiễm HIV, bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác có thể cân nhắc sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Thực tế, nhiều phụ nữ thụ thai nhờ IVF lớn tuổi, vô sinh nhiều năm, cơ hội có con rất ít nên chủ động chọn phương pháp sinh mổ để tránh rủi ro khi sinh con tự nhiên. Đặc biệt là các trường hợp mang đa thai, do một số rủi ro nhất định như sinh non và dị tật.