Khi chị dâu về, thấy cốc nước đang uống dở hỏi thì tôi thú nhận đã lấy cốc của chị uống. Nào ngờ chị đùng đùng nổi giận ném luôn chiếc cốc vào thùng rác ngay trước mặt em chồng như thể tôi bị hủi.
7 năm trước, bố mẹ đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông từ đó tôi được dì nhận nuôi dưỡng. Anh trai và chị gái tôi khi ấy đã có gia đình. Hàng tháng anh chị mỗi người gửi 1 khoản tiền về quê phụ giúp dì nuôi em gái ăn học.
Để dì và các anh chị không quá tốn kém, tôi đã chọn thi vào một trường đại học ở gần nhà. Sau khi học xong 4 năm tôi xin được việc làm ở thành phố. Sau Tết vừa rồi là những ngày đầu tiên tôi bắt đầu nhận việc.
Chị dâu đang bầu 5 tháng nên mọi sinh hoạt hàng ngày phải theo sự sắp xếp, chỉ đạo của chị để nhà cửa gọn gàng. (Ảnh minh họa)
Do có anh trai và chị gái đều đang ở trên thành phố, lại có nhà cửa ổn định nên việc tôi lên đây ở không có quá nhiều vấn đề. Ban đầu muốn sang nhà chị gái ở nhưng dì tôi bảo:
“Con phải sang nhà anh trai ở cùng anh chị mới phải. Dù gì cũng là anh trai, còn sang bên kia thì còn ngại anh rể”.
Nghe dì nói vậy, anh trai tôi cũng bảo cứ lên nhà anh sống cùng. Dù gì nhà anh chị vẫn còn trống 1 phòng và tôi có thể ở phòng này. Chỉ có điều chị dâu đang bầu 5 tháng nên mọi sinh hoạt hàng ngày phải theo sự sắp xếp, chỉ đạo của chị để nhà cửa gọn gàng.
Trước nay tôi chưa từng có bất cứ va chạm gì với chị dâu. Mỗi lần về quê, chị còn hay mua cho tôi nhiều quà bánh. Biết tôi bị bệnh lao phổi do di truyền từ mẹ, chị dâu luôn gọi điện nhắc uống thuốc và khám tái. Chị quan tâm như vậy khiến tôi rất ấm lòng và chẳng ngại phải sống cùng. Ngược lại tôi nghĩ chị đang bầu bí, lên sống cùng sẽ đỡ đần cho chị nhiều việc. Vậy mà khi nghe anh trai tôi nói thế, có vẻ chị dâu không được vui.
Từ mùng 5 Tết, tôi bắt đầu chuyển đến nhà chị dâu ở. Có lên đây ở cùng anh chị, tôi mới thấy chị dâu rất gọn gàng, chỉn chu. Khi ăn uống, cả nhà đều dùng riêng bát, riêng đũa, riêng bát thức ăn không ăn chung, gắp chung. Chị bảo ăn như vậy để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh các bệnh lây nhiễm.
Giặt quần áo cũng vậy, chị dâu giặt riêng cả nhà chị làm 1 mẻ nhưng của tôi giặt riêng 1 mẻ khác. Thậm chí chị bắt giặt tay, không cho vào máy giặt. Kem đánh răng, khăn mặt tôi phải dùng riêng biệt và để vào nhà vệ sinh riêng. Đến cái cốc uống nước của tôi cũng được chị chuẩn bị sẵn và dặn đi dặn lại chỉ được uống nước trong cốc của mình, không được uống trong cốc của những người còn lại trong nhà.
Dù không mấy thoải mái khi bị chị dâu đối xử vậy nhưng thấy chị làm vậy cũng tốt nên tôi vẫn cố tỏ vẻ bình thường. Cho tới hôm trước đúng 2 tuần tôi ở đó thì anh trai đưa chị dâu đi khám thai rồi bảo tạt qua nhà ngoại chơi nửa ngày mới về. Ở nhà cuối tuần 1 mình, tôi lấy bánh ra phòng khách ăn. Đang ăn khát nước nên tiện thể lấy luôn chiếc cốc thủy tinh màu xanh của chị dâu ở gần đó ra uống.
Khi chị dâu về, thấy cốc nước đang uống dở hỏi thì tôi thú nhận đã lấy cốc của chị uống. Nào ngờ chị đùng đùng nổi giận ném luôn chiếc cốc vào thùng rác ngay trước mặt em chồng như thể tôi bị hủi. Bị xúc phạm tôi khóc um lên còn chị còn quát:
“Chị không muốn làm tổn thương em nhưng em bị lao như vậy phải biết ý chứ. Chị làm vậy để không lây sang cả nhà, nhất là chị đang mang thai như này phải cẩn trọng vì phụ nữ mang thai rất dễ bị lây lao em biết không. Nếu chị bị bệnh lao khi mang thai sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường".
Khi chị dâu về, thấy cốc nước đang uống dở hỏi thì tôi thú nhận đã lấy cốc của chị uống. (Ảnh minh họa)
Nghe chị dâu nói mà tôi sững người. Tôi bị lao nhưng điều trị mấy năm nay rồi, ở nhà dì có kiêng khem ăn uống và sinh hoạt như vậy đâu. Thế mà chị dâu tôi lại khác. Không chịu được sự xúc phạm này nên ngay chiều ấy tôi đã thu dọn đồ đạc chuyển đến nhà chị gái tôi ở.
Thật sự không biết điều chị dâu e ngại là đúng hay đây là cái cớ để đuổi em chồng ra khỏi nhà thôi mọi người ơi!
Vì sao phụ nữ dễ bị lao khi mang thai?
Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lao hơn các nhóm đối tượng khác, nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể có sự thay đổi các nội tiết tố estrogen và progesteron, đồng thời sự xuất hiện nội tiết tố rau thai, làm cho cho các cơ quan phục vụ quá trình mang thai, sinh đẻ và nuôi con bao gồm vùng chậu - hông, hệ sinh dục, da, các cơ tăng cường chuyển hóa chất và ngấm nhiều nước hơn. Chính những điều này kéo theo các tổ chức phổi, tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn lao dễ dàng thâm nhập và hoạt động hơn.
Bên cạnh sự thay đổi nội tiết, người mẹ bị lao khi mang thai là còn do các nguyên nhân khác như: hệ miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống không đủ chất, mất sức và mệt mỏi...
Bệnh lao là một căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nhất là đối với thai phụ vì khả năng lây truyền bệnh cho con là rất lớn.
Bị bệnh lao khi mang thai gây ra những biến chứng gì?
Một số thống kê cho thấy, bà mẹ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh lao và phải điều trị lao trong thai kỳ có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh vì bệnh lao lên đến 18,7%.
Tỷ lệ này cũng tăng gấp đối nếu bà bầu bị lao khi mang thai và sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân.
Trong trường hợp trẻ bị bệnh lao bẩm sinh, thì trẻ sẽ có biểu hiện sốt, suy hô hấp, gan to. Ở trẻ sơ sinh, bệnh có thể khiến trẻ li bì, vật vã, hoặc nguy hiểm nhất là hôn mê, tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp.
Phụ nữ được chẩn đoán bị lao khi mang thai, đặc biệt là cuối thai kỳ có tỷ lệ tử vong tăng lên đến 4 lần và tỷ lệ nhiễm độc thai nghén cũng tăng cao. Tuy nhiên, bệnh lao có thể hoàn toàn được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm.
Do những rủi ro mà bệnh lao gây ra đối với cả mẹ và bé là khá lớn nên khi người mẹ được chẩn đoán mắc bệnh lao trong thai kỳ, thì lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa là nên trì hoãn việc mang thai và sinh con trong quá trình điều trị bệnh lao.