Sợ con lớn ganh tị khi có em, bà xã Quốc Cơ sớm làm điều này cho bé

Ngày 18/09/2019 15:30 PM (GMT+7)

Vì con lớn mới 2 tuổi rưỡi nhưng đã chuẩn bị đón thêm em nên Hồng Phượng - bà xã Quốc Cơ tỏ ra khá lo lắng.

Sợ con lớn ganh tị khi có em, bà xã Quốc Cơ sớm làm điều này cho bé - 1

Video: Quốc Nghiệp gây sốc khi diễn xiếc cùng con gái chỉ mới 6 tháng tuổi

Nỗi trăn trở lớn nhất của mỗi bà mẹ sắp sinh con thứ hai là làm thế nào để khi niềm vui nhân đôi nhưng bản thân vẫn cân bằng được tình cảm cho các con là đồng đều, giúp con lớn hiểu, không cảm thấy thiệt thòi khi nhà có thêm thành viên mới. Đó cũng chính là nỗi lo của nữ MC Hồng Phượng - bà xã "Hoàng tử xiếc" Quốc Cơ, khi ngày lâm bồn đón con thứ 2 đang đến rất gần.

Sợ con lớn ganh tị khi có em, bà xã Quốc Cơ sớm làm điều này cho bé - 2

Sau khi có con trai đầu lòng, hiện tại Hồng Phượng đang mang bầu con thứ 2 với ông xã Quốc Cơ.

Mới đây, trên trang cá nhân của cô bất ngờ chia sẻ dòng trạng thái đầy lo âu cũng đong đầy yêu thương. Hồng Phượng bày tỏ: "Nếu có thêm bé thứ 2 nữa thì niềm vui nhân đôi, nhưng nỗi lo cũng nhân đôi đó các mẹ...

Nếu Bắp được khoảng 5 tuổi thì sẽ dễ dàng hơn cho bé trong việc đón nhận em - thành viên sẽ thu hút sự chú ý và chăm sóc của bố mẹ... nhưng Bắp chỉ mới hơn 2 tuổi rưỡi thôi nên mình cũng lo lắm... không biết Bắp có biết bảo vệ, chăm sóc em không hay lại ganh tị, cấu bẹo em hoặc hờn dỗi ăn vạ vì bố mẹ chăm em hơn... đây thực sự là thời điểm khá nhạy cảm".

Và để nuôi dưỡng tình anh em, giúp bé Bắp dần dần thấy được vai trò làm anh của mình, ngay từ khi bắt đầu mang bầu, Hồng Phượng đã "thường xuyên kể chuyện về em bé, mẹ Bắp cố gắng không bỏ sót những việc thường làm cùng anh ấy trong sinh hoạt hàng ngày, vẫn hun hít, ôm ấp anh ấy thường xuyên và tận tâm nghe anh ấy líu lo mọi thứ trên đời".

Sợ con lớn ganh tị khi có em, bà xã Quốc Cơ sớm làm điều này cho bé - 3

Trên thực tế, nỗi lo của mẹ Bắp cũng là nỗi lo chung của nhiều bà mẹ khác. Tuy nhiên, hướng hành động là như thế nào thì không phải bậc phụ huynh nào cũng làm đúng. Theo các chuyên gia, cách cha mẹ cho trẻ biết sự xuất hiện của em bé trước và sau khi em bé thứ 2 ra đời sẽ làm bé sớm nhận ra "việc có mặt của đứa em là một niềm vui và hạnh phúc lớn lao".

Tại sao trẻ có sự "nghi ngờ" về tình yêu của mẹ?

Một khái niệm cần hiểu rõ: Trẻ không nghi ngờ về tình yêu của bạn, mà chỉ là não bộ của trẻ chưa phân biệt "số lượng 1 hay 2 bé là như thế nào?" và não bộ vẫn duy trì tính cố hữu bám dính về tình yêu của mẹ, cho tất cả các bé đến 18 tháng tuổi. Đó cũng là lí do chúng tôi vẫn khuyên cha mẹ: Nếu có thể sắp xếp để sinh em bé thứ 2, thời điểm thuận lợi nhất sẽ là khi bé thứ nhất sau 18 tháng tuổi.

Những điều cha mẹ nên làm với những con lớn để con vui mừng khi có em:

Khuyến khích con lớn cùng mẹ chuẩn bị đồ cho em bé

Để một đứa trẻ chuẩn bị tâm lý trong nhà sắp đón thêm một thành viên mới, cha mẹ cần có những kế hoạch từ trước khi sinh.

Hãy trò chuyện thường xuyên và cực nhẹ nhàng với con về những gì sắp xảy ra trong gia đình mình. Bên cạnh đó khuyến khích con cùng với mẹ chuẩn bị những đồ đạc cho em bé sắp sinh. Ví dụ, cùng con đi siêu thị mua quần áo, tã lót cho em bé hay mua những vật dụng cần thiết khác.

Ngoài ra, cha mẹ có thể chuẩn bị thêm nhiều sách viết về em bé, về anh chị em để bé đọc, từ đó bé sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Lắng nghe những gì con muốn nói

Sợ con lớn ganh tị khi có em, bà xã Quốc Cơ sớm làm điều này cho bé - 4

Trẻ nhỏ thường không biết và không thể kiềm chế những cảm xúc của chính bản thân mình. Vì thế cha mẹ hãy trò chuyện thường xuyên với con lớn, bất kể khi đi tắm hay ăn tối để lắng nghe những điều con suy nghĩ về em bé sắp sinh. Từ đó có thể giải đáp những thắc mắc trong lòng con.

Bên cạnh đó, mỗi lần lắng nghe con nói, mẹ hãy luôn cố gắng truyền tới con thông điệp rằng tuy mẹ có thêm em bé nhưng tình yêu thương của mẹ luôn dành cho con, được chia đều cho hai anh/chị em.Dành thời gian đặc biệt cho con lớn sau khi sinh

Phải chắc chắn rằng để con lớn không cảm thấy tủi thân và chấp nhận em thì mẹ phải có những khoảng thời gian đặc biệt dành cho con. Một chuyến đi chơi xa, cùng nhau nấu ăn hay đơn giản chỉ là ôm bé khi ngủ cũng có thể giúp con lớn cảm nhận được rằng mẹ vẫn dành thời gian cho mình, mẹ vẫn yêu thương mình.

Xử lý mọi việc với con lớn bằng tình yêu thương

Con sẽ cảm thấy thoải mái và chấp nhận em khi biết rằng tình yêu của mẹ dành cho chúng vẫn vẹn nguyên như thế.

Khi bé sai, đừng cáu gắt mà nhẹ nhàng dùng chính tình yêu của mẹ để dạy dỗ con. Khi bé làm được điều tốt, hãy khen ngợi con. Một cái ôm và hôn trước khi con đi học và khi con trở về tuy đơn giản nhưng đối với con là vô cùng hạnh phúc.

Ngoài ra, sau khi sinh em bé, mẹ nên giúp trẻ hiểu về sự có mặt của đứa em bằng cách:

Với bé dưới 18 tháng tuổi

Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này:

- Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó.

Sợ con lớn ganh tị khi có em, bà xã Quốc Cơ sớm làm điều này cho bé - 5

Hãy để cho bé tập làm quen với em ngay khi em còn trong bụng. (Ảnh minh họa)

- Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện

Với bé lớn hơn 18 tháng

Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".

Vào ngày bé thứ 2 ra đời

Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào.

Sợ con lớn ganh tị khi có em, bà xã Quốc Cơ sớm làm điều này cho bé - 6

Đừng trì hoãn việc cho bé nhìn mặt em mới sinh. Ảnh minh họa

Khi cả hai bé cùng chơi với nhau

Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.

Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.

Sợ con lớn ganh tị khi có em, bà xã Quốc Cơ sớm làm điều này cho bé - 7

Khi hai anh/chị em chơi với nhau, mẹ không nên yêu cầu bé lớn phải nhường nhịn em. Ảnh minh họa

Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé.

Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ.

Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi.

Mẹ đẻ thêm em, không yêu con nữa, con thấy lạc lõng, bé trai bí mật làm điều này!
Những chia sẻ của bé trai 13 tuổi khiến bất kì bậc cha mẹ nào cũng chạnh lòng.
Chi Chi - Ảnh FBNV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con