Yêu cầu con “Xin lỗi” là chưa đủ, đây là điều bố mẹ nên dạy khi con sai lầm

Ngày 20/03/2020 14:32 PM (GMT+7)

Thể hiện sự đồng cảm với người bị con làm tổn thương sẽ giúp trẻ nhận ra rằng mình nên hỏi thăm bạn có ổn không, có cần giúp đỡ gì không.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên trở thành một người hiểu chuyện, lịch sự, biết chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Bởi thế, khi còn nhỏ, lời xin lỗi là điều mà nhiều bố mẹ sẽ dạy con đầu tiên khi con mắc lỗi. Phần lớn bố mẹ nghĩ rằng chỉ cần con nói lời xin lỗi là đủ. Tuy nhiên, để con trưởng thành hơn, chừng đó là chưa đủ. Con nên được dạy nhiều hơn việc chỉ nói lời xin lỗi sáo rỗng.

Dưới đây là những điều mà bố mẹ có thể nói với con khi con phạm sai lầm:

Lời xin lỗi chưa giải quyết được vấn đề, quan trọng là cách khắc phục

Khi con mắc lỗi, nếu bạn chỉ buộc con phải xin lỗi, nó sẽ chưa đủ để dạy cho con bài học gì. Nó sẽ chỉ khiến con ngay lúc đó cảm thấy tức giận và xấu hổ khi phải thừa nhận mình sai. Thậm chí, một số đứa trẻ sẽ không hề cảm thấy hối hận lí do là bởi trẻ không hiểu được bản chất của vấn đề, không biết vì sao mình cần phải nói lời xin lỗi.

Khi ấy, câu “Xin lỗi” nói ra chỉ là hình thức và không thành thật. Nó chỉ là cách giúp trẻ dễ dàng thoát ra khỏi hậu quả từ hành động mà trẻ làm trước đấy.

Yêu cầu con “Xin lỗi” là chưa đủ, đây là điều bố mẹ nên dạy khi con sai lầm - 1

Chỉ nói xin lỗi thôi là chưa đủ

Thay vào đó, bạn nên cho con mình thấy con đã làm sai điều gì và nó ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Đồng thời, bố mẹ cũng chỉ ra cho con thấy con cần phải thay đổi hành vi để việc này không lặp lại nữa. Nếu con bạn làm tổn thương ai đó, hãy cố gắng giải thích cho hiểu hành động con làm là chưa đúng đắn để tự bản thân con cảm thấy mình cần phải làm một việc gì đó để “chuộc lỗi” với người mà mình vừa gây tổn thương.

Yêu cầu con “Xin lỗi” là chưa đủ, đây là điều bố mẹ nên dạy khi con sai lầm - 2

Trẻ cần phải được học cách chịu trách nhiệm về việc mình làm

Con bạn chắc chắn sẽ nhận được nhiều thứ tốt hơn là chỉ nói một lời xin lỗi. Thừa nhận hành động sai trái của mình có ý nghĩa hơn nhiều khi thực hiện bằng hành động và thay đổi trong nhận thức chứ không phải chỉ bằng một lời nói. Đồng thời, nó cũng khiến con không cảm thấy xấu hổ khi phải cúi đầu nhận lỗi. Lời xin lỗi không nhất thiết phải nói ra bằng lời, nó có thể thể hiện bằng một cái ôm hoặc một hành động tốt.

Giúp con có sự đồng cảm và xin lỗi đúng cách

Khi thấy con gây thương tích cho bạn, hãy nói với con về những gì đang xảy ra, người bạn kia cảm thấy như thế nào, chịu tổn thương ra sao. Bạn hãy giúp con đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận.

Ví dụ con bạn đã làm đau tay một bạn khác, hãy nói với con rằng: “Con nhìn xem, con đã làm cho tay bạn bị bầm tím, bạn chắc chắn là rất đau đấy”. Thể hiện sự đồng cảm với người bị con làm tổn thương sẽ giúp trẻ nhận ra rằng mình nên hỏi thăm bạn có ổn không, có cần giúp đỡ gì không.

Yêu cầu con “Xin lỗi” là chưa đủ, đây là điều bố mẹ nên dạy khi con sai lầm - 3

Hãy dạy con cách đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu việc mình làm đã gây ra hậu quả gì 

Sau khi giúp con cảm nhận được những tác hại từ việc mình làm và những gì mà bạn kia phải trải qua, hãy giúp con “dọn dẹp” lại những hỗn độn mà con tạo ra, sửa sai bằng hành động cụ thể như mua thuốc bôi, bông gạc, chườm đá… cho bạn… Cuối cùng, điều quan trọng là đảm bảo rằng con sẽ không được cư xử như thế về sau.

Những điều cần phải có trong một lời xin lỗi trung thực

Đừng chỉ nói một câu “Xin lỗi” cộc lốc, hãy dạy con lời xin lỗi cần phải có sự chân thành. Cha mẹ cần phân tích để con hiểu bản chất của vấn đề và để lời xin lỗi của con sẽ có đủ những yếu tố:

- Nói rằng “Tôi thấy tiếc vì đã làm như vậy…”: Câu nói này giúp con bạn hiểu và thừa nhận những gì mình làm trước đó là sai và khiến đối phương buồn.

“Việc làm của tôi là sai bởi vì…”: Con bạn có cái nhìn từ quan điểm của người khác, khách quan hơn, thay vì suy nghĩ chủ quan từ phía trẻ. Hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của người khác sẽ thay đổi cách cư xử và ngăn chúng không lặp lại sai lầm trong tương lai.

- "Trong tương lai tôi sẽ…":  Điều quan trọng với người bị gây tổn thương là việc họ sẽ không phải trải qua việc đó thêm một lần nào nữa. Vì vậy, họ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu con bạn hứa rằng chúng sẽ cư xử đúng đắn vào lần tới, ví dụ như việc không tự ý lấy đồ chơi của bạn chẳng hạn.

- “Bạn sẽ tha thứ cho tôi chứ”: Mặc dù không có gì đảm bảo rằng con bạn sẽ được tha thứ nhưng chúng ta vẫn nên cố gắng xin sự tha thứ. Nó sẽ có thấy rằng con bạn có động thái muốn khôi phục lại tình bạn với người mà con làm tổn thương và cho cả hai thêm cơ hội để làm bạn một lần nữa.

Dạy con sớm 7 điều này, bé chắc chắn sẽ thành công lớn trong tương lai
Một đứa trẻ thành công hay thất bại, đều có liên quan đến sự giáo dục của gia đình.
Theo Minh Khuê ( Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con