Đến với "đất võ" Bình Định, đây là những đặc sản bạn khó lòng bỏ lỡ.
Bánh tráng chả cá cuốn rau răm
Bánh tráng chả cá (hay còn gọi là chả cá cuốn rau răm) đã đi vào lòng người dân xứ Nẫu từ bao đời nay. Món ăn đặc sản Bình Định dân giã này chỉ có nguyên liêu chính từ thịt cá, một ít bột năng, bột bắp, gia vị vừa ăn, dát thành miếng mỏng như bánh tráng, đem chiên lên với dầu cho chín. Bánh chín được nhuộm vàng bóng bẩy, giòn tan.
Bánh tráng chả cá chỉ đặc biệt ngon khi cuốn với một nắm rau răm chứ không phải các loại rau sống khác. Bánh tráng chấm tí tương ớt xào sẽ ra vị đầm thắm, thơm nồng, đậm đà, ngon miệng.
Gié bò Tây Sơn
Gié bò Tây Sơn Đây là một món ăn khá lạ và độc đáo mà không phải ai cũng ăn được. Để được món gié bò trở thành đặc sản Bình Định đòi hỏi quy trình chế rất kỹ và công phu. Phần chất màu xanh trong ruột bò gọi là gié được làm thật kỹ, sau đó được ướp với gia vị: tiêu, tỏi, ớt, xả, gừng… để không bị hôi và chế biến tạo thành món ngon đặc biệt vô cùng.
Phần ruột non, tiết và gan bò cũng được nấu chung với gié bò. Lần đầu có thể bạn ăn chưa quen nhưng nếu càng ăn sẽ càng nghiền. Một ít gié bò ăn kèm với bánh đa, rau sống và một ly rượu bàu đá nữa thì đủ làm bạn quên luôn lối về.
Cua Huỳnh Đế
Món món hải sản ngon nức tiếng ở Bình Định. Cua Huỳnh đế được xem là vua của các loại cua bởi nó có mai đỏ vàng như một bộ long bào uy nghi của các nhà vua, hai bên có gai li ti sắc nhọn, hai chiếc càng to chắc khỏe. Cua thường sống trong những ngách đá trên biển Bình Định. Cua Huỳnh Đế có thịt thơm, chắc và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như cua nướng, cua hấp… đều rất thơm ngon.
Bánh xèo tôm nhảy
Bánh xèo ở Bình Định cũng phổ biến như nhiều tỉnh miền Trung khác. Thế nhưng, bánh xèo Bình Định có vị khác biệt cuốn hút ở phần nguyên liệu tươi ngon trong nhân bánh. Do địa thế gần biển, nên tôm ở đây to và tươi rói. Khi cho làm làm bánh, tôm nhảy tanh tách nên được gọi là ”bánh xèo tôm nhảy”. Khi chín, tôm trông đỏ au, tròn mẩy. Lớp vỏ bánh xèo giòn thơm, vàng ruộm, cắn vào bên trong là lớp nhân tôm tươi ngon, vị bò tái mềm mềm, còn có hành lá, giá đỗ, ít hành tây, khiến thực khách khó kìm được sức hấp dẫn.
Bánh xèo tôm nhảy cuốn kèm với các loại rau sống như rau thơm, rau xà lách, hẹ, xoài… thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Bánh mang bày ra đĩa trông đẹp mắt, thơm phức. Ngồi ăn tại quán, du khách còn nghe tiếng bánh rán trong chảo xèo xèo cực vui tai. Bánh ăn giòn tan, chấm nước mắm pha chua ngọt, cùng ít dưa góp vị thanh thanh, béo mà không ngấy.
Gỏi cá chình
Không chỉ có đặc sản từ biển cả mà sông hồ Bình Định cũng có thể tạo ra những đặc sản không thể bỏ lỡ. Các con sông nước ngọt ở Bình Định là nơi cá chình có thể thuận lợi sinh sống, sinh sản và góp mặt vào danh sách các đặc sản ở Bình Định với món gỏi cá chình đặc biệt.
Cá chình Bình Định có thân hình nhỏ, dài và thịt đặc biệt ngọt. Những lát cá tươi ngọt trộn với rau sống kèm vị chua chua ngọt ngọt. Món này ngon hơn khi ăn tại chỗ nên bạn cân nhắc khi muốn mua làm quà tặng nhé.
Bánh hỏi cháo lòng
Bánh hỏi cháo lòng có ở khắp các con phố ở Bình Định, nhất là ở Quy Nhơn. Tên món ăn khá lạ tai nhưng thực chất “bánh hỏi” chính là sợi bún rất rất nhỏ được đóng thành bánh tròn vừa lòng bàn tay. Bánh hỏi ăn cùng cháo và đĩa lòng heo thập cẩm. Du khách sẽ cảm nhận được vị mát của bún, độ giòn của lòng heo, thêm bát cháo lòng nữa là đủ ấm bụng.
Bánh hỏi muốn ngon hơn phải thoa thêm lớp dầu mỏng để có độ béo, ăn kèm với lạ hẹ xắt nhỏ để tạo độ thơm cho món ăn. Bánh hỏi, lòng heo, thịt heo luộc chấm quyện trong bát nước chấm chua ngọt, cay thì chỉ có suýt xoa không ngớt. Cháo lòng được chế biến khá ngon, độ sệt của cháo ăn kèm với phần lòng heo là đủ để níu chân thực khách thêm nhiều lần.
Bún rạm Phù Mỹ
Bún rạm Phù Mỹ từ lâu đã nức tiếng gần xa với du khách thập phương. Đặc sản Bình Định này mang đậm hương vị đồng quê khiến mỗi thực khách khi đã thưởng thức đều nhớ da diết vị ngon của tô bún rạm. Bún rạm thường được bán chủ yếu vào buổi sáng. Du khách có dịp thưởng thức tô bún rạm nóng hổi, cay xè, sẽ cảm nhận được hương vị của hương lúa đồng quê, mùi vị của thủy hải sản vùng đầm Châu Trúc, huyện Phù Mỹ. Đây là nơi nổi tiếng đánh bắt rạm chất lượng tuyệt vời.
Bún rạm được làm rất kì công. Rạm tươi được bóc bỏ mai, làm sạch đem xay nhuyễn và lọc bỏ cặn bã lấy nước đem nấu lên. Lửa phải thật nhỏ để gạch rạm không bị vỡ nát. Nước dùng sẽ được thêm hành phi thơm phức để loại bỏ mùi tanh. Khi ăn, bát nước rạm được để riêng. Thực khách ăn sẽ tự trộn với bún theo lượng tùy thích. Bát bún trắng được thêm mấy con tôm tròn mẩy, rau sống, lạc rang, trộn đều nước rạm cay cay.