Đến Bình Định mà chưa thử những đặc sản này thì coi như bạn chưa du lịch tới điểm đến xinh đẹp này.
Cua huỳnh đế
Là đặc sản nổi tiếng của vùng biển Tam Quan và Đề Gi. Theo như lời kể của ngư dân thì cua mang tên gọi như vậy sở dĩ vì ngày trước mỗi một khi bắt được cua này người dân đều phải đem dâng cho vua. Tương truyền rằng khi vua Gia Long còn lánh nạn, có lần đến hòn Tranh, thấy ngư dân bắt được loại cua có vỏ màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên đã ăn thử. Càng ăn càng thấy ngon nên ông đã đưa nó vào danh sách những món ăn tiến vua.
Và cũng từ đó thứ cua biển này được đặt tên là cua huỳnh đế và xem nó như biểu tượng của việc may mắn. Loài cua này phân bổ rất nhiều ở ven bờ biển miền Trung nhất là Tỉnh Bình Định. Thực khách sành điệu thường ăn hai món ngon và đơn giản nhất đó là hấp ăn với muối tiêu, ớt xanh và cháo cua huỳnh đế. Và giá thành là khoảng chừng 800 nghìn đồng cho một kí cua.
Bánh xèo tôm nhảy
Bánh xèo chắc hẳn không còn là món ăn xa lạ với nhiều du khách. Ở miền Tây cũng rất nổi tiếng với món bánh xèo. Tuy nhiên, bánh xèo ở Bình Định lại được chế biến và sử dụng những nguyên liệu khác hơn nên mang đến một hương vị đặc trưng mà ít nơi nào có được.
Bánh xèo Bình Định cũng được sử dụng những nguyên liệu đơn giản như hành phi, trứng, bột nghệ, thịt heo băm nhuyễn, tôm, rau sống và bột gạo. Tuy nhiên, ở đây người dân sẽ lựa chọn những hạt gạo to và chắc để đảm bảo độ ngọt của bánh. Gạo được đem đi xay thành bột sau đó chế biến cùng các nguyên liệu khác sau cho vừa ăn. Bánh xèo ở đây cũng có đa dạng các loại nhân để thích hợp với khẩu vị từng người. Tuy nhiên, bánh xèo tôm nhảy là loại bánh được nhiều du khách và cả người dân địa phương yêu thích nhất. Bởi tôm cũng sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng, sử dụng những con tôm còn tươi sống để giữ được độ ngọt và dai. Tôm sẽ được cẩn thận bóc sạch vỏ và chỉ để lại phần thịt, sau đó cũng sẽ được tẩm ướp với gia vị vừa ăn.
Bánh xèo sau khi làm xong sẽ được ăn kèm với nhiều loại rau sống tươi ngon. Đặc biệt, muốn món bánh xèo thật sự hoàn hảo và thơm ngon cần có một chén nước mắm chua cay chuẩn vị.
Bún rạm
Nói đến đặc sản Bình Định làm sao bỏ qua bún rạm Phú Mỹ được đây. Món ăn này ghi điểm ngay từ công đoạn chế biến cực kỳ công phu và tỉ mỉ của nó.
Rạm được bắt từ vùng đầm Châu Trúc, tươi rói đêm đi làm sạch, bóc mai và xay nhuyễn, sau đó lọc bỏ cặn bã rồi lấy nước đem nấu lên. Trong quá trình nấu phải để lửa thật nhỏ để gạch ram không bị vỡ nát, nước dùng thì được thêm hành phi thơm phức để loại bỏ mùi tanh.
Bún thì được làm từ gạo ngâm mềm, đem đi xay sau đó cho vào túi vải để ráo nước, chờ đến khi bột khô thì mang vào cối giã thật nhuyễn rồi cho vào công cụ làm bún, bún sẽ chạy thẳng vào nồi nước luộc để đem lại hương vị tươi ngon nhất.
Khác với các loại bún khác, bát nước rạm sẽ được để riêng với bún để khi ăn khách tự trộn theo ý thích. Bát bún trắng được đặt vài con tôm tròn mẩy, chắc thịt, thêm chút rau sống xanh mát, lạc rang bùi bùi, chan chút nước rạm nóng hổi cay cay.
Bún chả cá
Ai đó đã từng ăn bún chả cá Quy Nhơn chính hiệu sẽ không còn thể nào quên được mùi vị mặn mà và ngọt ngào của miếng chả, miếng bún và cả từng sợi rau ăn kèm. Điểm nhấn của món ăn là phần chả cá được làm từ những con cá thu thịt ngọt và phải quết sao cho miếng bánh chả láng mịn, tròn dày vừa phải, cùng nước lèo nấu từ xương và đầu cá thu trong veo và ngọt tự nhiên làm cho bất kì ai một lần nếm thử đều không thể quên được mùi vị đậm đà của nó. Giá cho từng tô bún chả cá nằm từ 10 - 20 nghìn đồng, du khách có thể phát giác ở bất kì đâu trong thành phố Quy Nhơn.