Ghé Trà Vinh du khách sẽ không thể chối từ trước những món đặc sản mua về làm quà cực hấp dẫn này!
Nước mắm rươi
Nước mắm rươi theo kinh nghiệm của một số người dân huyện Duyên Hải, rươi được vớt lên đem về nhà đổ vào đầy lu mới bắt đầu chế biến. Sau đó, pha loãng muối hột với nước rồi đổ vào lu theo tỷ lệ 6 lít muối/ một đôi rươi. Cách đậy nước mắm đúng cách là dùng vải xô có độ thưa và thoáng nhất định để đậy kín miệng lu.
Đem phơi nắng khoảng 10 đến 15 ngày trở lên là có thể ăn được. Rươi phơi nhiều nắng nước mắm rươi càng “dậy”, càng ngon. Thấy rươi đã dậy mùi, người ta từ từ múc cho vào nồi nấu sôi, để nguội, lược rồi đóng chai xuất bán ra thị trường. Món đặc sản nổi tiếng tại Trà vinh nhớ mua mang về dùng thử nhé.
Dừa sáp Cầu Kè
Trong các món đặc sản hấp dẫn ở Trà Vinh nhất thì dừa sáp Cầu Kè bao giờ cũng được du khách cực kỳ ưa chuộng. Tuy dừa là loại trái không xa lạ gì ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng chỉ có duy nhất ở Cầu Kè Trà Vinh mới có giống dừa sáp độc đáo này.
Dừa sáp có phần cơm rất dày, mềm và dẻo do 1 phần nước dừa sánh lại tạo thành. Vì thế mà phần nước của trái dừa sáp rất ít, sền sệt. Không trong như nước dừa thường và có hương thơm rất đặc trưng. Khi ăn, cơm dừa có cảm giác béo ngậy và xôm xốp. Đây chính là tính chất rất “lạ” ở quả dừa sáp. Dừa sáp có thể ăn chung với chè hoặc dầm nước đá riêng đều rất hấp dẫn.
Trái quách
Cây quách là một loại cây mọc tự nhiên, khi xưa nó chỉ được trồng để lấy bóng mát, trái cũng rụng đầy không ai thèm ăn. Thế nhưng về sau loại quả này lại được nhiều người ưa thích bởi mùi vị thơm ngon. Mùa quách chín thường kéo dài từ tháng 10 âm lịch cho đến tháng giêng. Chúng sẽ tự rụng xuống mà không cần hái, tuy nhiên người dân lại để vài ba hôm đến khi trái quách chín mùi, da mốc trắng, tỏa mùi thơm thì mới ăn.
Thịt trái quách có độ mềm và màu nâu như me chín, thường được đánh tan đều với đường và đá đập nhỏ tạo nên một món ăn chơi chua ngọt thơm ngon lại còn giải nhiệt cực kỳ hiệu quả.
Cốm dẹp
Cốm dẹp là món ăn đặc trưng của người Khmer tại Trà Vinh, hay theo tên gọi của người Khmer thì món này còn được gọi là “Om bóc” mang trong mình ý nghĩa tôn thờ hai vị thần đồng và thần mặt trăng sau một vụ mùa bội thu.
Món cốm dẹp thơm ngon, bùi béo, được người làm chế biến tỉ mỉ, công phu chắn chắn khiến bạn không thể bỏ qua và là một trong những món quà biếu tặng khi bạn có dịp ghé thăm miền đất Trà Vinh trù phú.
Bánh ú Đa Lộc
Bánh ú ở Đa Lộc có nguồn gốc ở ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Bánh ú Đa Lộc có truyền thống lâu đời, trở thành một món ăn và là đặc sản nổi tiếng của của người dân địa phương trà vinh.
Để có cái bánh ú đẹp và ngon đòi hỏi sự nhọc công cũng như sự khéo léo của người làm, nguyên liệu chính làm bánh ú là từ hạt nếp mộc mạc dân dã, lá ngót để bánh có màu xanh tự nhiên, lòng đỏ trứng hột vịt muối, thịt mỡ và nhân bánh được làm từ loại đậu xanh nấu chín, nghiền nhuyễn.Chính vì sự thơm ngon đó mà bánh ú đa lộc đã trở thành một món đặc sản trà vinh mua mang về làm quà của nhiều du khách khi đến đây.
Tôm khô Vinh Kim
Trà Vinh nổi tiếng với một món đặc sản thú vị mà ai đến cũng muốn mua về làm quà. Tôm khô Vinh Kim! Loại đặc sản này xuất xứ từ xã Vinh Kim, khu vực giữa sông Cung Hầu và Cổ Chiên. Ở đây có tép bạc đất sinh sôi phát triển thuận lợi.
Loại tôm này khi chế biến không dùng phẩm màu nhưng lại có màu đỏ hồng rất đẹp. Thịt tôm chắc, vị đậm đà, ngon dai… Tôm khô Vinh Kim rất khan hiếm. Cứ 10kg tôm tươi mới được 1kg tôm khô nên bán hết rất nhanh.
Chả hoa Năm Thụy
Chả hoa Năm Thụy được thành lập vào năm 1999 tại Trà Vinh và đây cũng là một trong những món ăn đặc sản được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon và hình thức đẹp mắt.
Chả hoa khi cắt ra sẽ có hình dáng tương tự như một bông hoa, ở giữa là trứng muối, kế đến là lớp nấm mèo, chả và được bao bọc bởi lớp trứng gà chiên. Tất cả hòa quyện đem đến độ dai giòn sần sật cùng vị bùi ngọt, hấp dẫn cho món chả. Món ăn thường được chấm cùng với muối tiêu cay để tăng thêm độ đậm đà.