Bí ẩn cây vải thiều hơn 200 tuổi ở Hải Dương, cứ đến vụ là khách kéo về "xin quả"

K.T - Ngày 15/06/2021 19:00 PM (GMT+7)

Cây vải được trồng ở vùng thổ nhưỡng đặc biệt, lại thích nghi với khí hậu trong vùng nên phát triển tốt. Nó cho loại quả ngon, ngọt, thơm lịm... đến mức nhân dân trong làng và vùng lân cận ca ngợi hết lời.

Hằng năm, cứ độ tháng 5 - tháng 6, vùng đất Thanh Hà (Hải Dương) lại nhộn nhịp khách gần xa đến mua vải, thăm thú cây vải tổ  hơn 200 tuổi tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn. Và "chủ nhân" của cây vải tổ này chính là cụ Hoàng Văn Cơm (1848-1923).

Tục truyền rằng, thời trẻ cụ Cơm cùng bạn bè làm nghề buôn bán hoa quả ra Hải Phòng. Một lần, cụ dự tiệc với người Hoa kiều ở nhà hàng lớn rồi thưởng thức loại vải ngon. Cụ liền lấy 3 hạt về ươm tại vườn nhà và tất cả đều nảy mầm thành cây nhưng chỉ có một cây sống sót. Đây chính là cây vải thiều đầu tiên ở nước ta.

Bí ẩn cây vải thiều hơn 200 tuổi ở Hải Dương, cứ đến vụ là khách kéo về amp;#34;xin quảamp;#34; - 1

Cây vải tổ do cụ Hoàng Văn Cơm trồng.

Cây vải được trồng ở vùng thổ nhưỡng đặc biệt, lại thích nghi với khí hậu trong vùng nên phát triển tốt. Nó cho loại quả ngon, ngọt, thơm lịm... đến mức nhân dân trong làng và vùng lân cận ca ngợi hết lời. Đặc biệt, do quả vải này được hái từ cây vải có nguồn gốc ở Thiều Châu (Trung Quốc), do vậy được gọi tên là vải thiều. 

Từ cây vải quý, các đời sau của cụ Cơm chiết cành nhân ra vườn nhà, tặng người thân trong gia đình và người dân trong làng, xã, các tỉnh lân cận. Nhưng chỉ có vải Thúy Lâm là ngon nhất, có tác dụng bồi bổ cơ thể suy nhược, giúp tinh thần thêm minh mẫn, hạt vải chữa lỵ, đậu mùa, sâu răng...

Bí ẩn cây vải thiều hơn 200 tuổi ở Hải Dương, cứ đến vụ là khách kéo về amp;#34;xin quảamp;#34; - 2

Hiện cây vải thiều do cụ Hoàng Văn Cơm trồng đã già nhưng chưa có biểu hiện cằn cỗi. Gốc cây to xù xì bám chặt đất. Hàng chục cành cây như những cánh tay khổng lồ rắn chắc vươn xa tạo bóng mát khắp vườn. Nó được đời thứ 4 của cụ Cơm chăm sóc.

Theo con cháu của cụ Hoàng Văn Cơm, năm nào cây vải tổ cũng cho quả. Năm nhiều khoảng hơn một tạ, năm ít cũng vài chục cân. Quả nó nó vẫn nhỏ nhưng cùi dày, bóc ráo nước, ngon ngọt và rất đậm vị.

Bí ẩn cây vải thiều hơn 200 tuổi ở Hải Dương, cứ đến vụ là khách kéo về amp;#34;xin quảamp;#34; - 3

Cứ đến vụ, khách gần xa sẽ về chiêm ngưỡng cây vải tổ.

Hội Kỷ lục Việt Nam, đã trao bằng xác lập kỷ lục cây vải tổ cho UBND huyện Thanh Hà “Cây vải thiều lâu năm nhất (cây vải tổ)". Năm 2007 giống vải này được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận “Chỉ dẫn địa lý”. Từ đó đến nay, vải thiều Thanh Hà được bảo hộ nhằm đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng; tăng giá trị; thuận lợi hơn trong việc quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2012, vải thiều Thanh Hà lọt “Top 50 sản phảm uy tín chất lượng” do Trung ương Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn.

Năm 2013 và 2014 lọt “Top 10 sản phẩm uy tín chất lượng” và là đặc sản “Tinh hoa đặc sản 03 miền”. Năm 2015 được vinh danh Top đầu với 02 giải thưởng “Thương hiệu vàng”; “Logo và Slogan ấn tượng”. Năm 2016, vải thiều Thanh Hà được Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận “Thương hiệu Thực phẩm an toàn tin dùng”.

Thứ gai góc phát sợ lại là đặc sản, ở Việt Nam có duy nhất nơi này dám ăn
Tại Việt Nam, người dân Quảng Nam coi xương rồng là đồ ăn cứu đói mỗi khi mưa lũ, bão lụt...
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương