Cây dại mọc đầy bờ bụi có tên gọi rất lạ, nay thành đặc sản có hương vị đặc biệt, không dễ mua được

H.A - Ngày 13/10/2024 21:04 PM (GMT+7)

Loại rau này mọng nước, khi ăn sẽ cảm thấy có vị mặn nhẹ và giòn sần sật. Mấy năm nay được người thành phố săn lùng. 

Ở Đà Lạt có một loại rau từng mọc hoang dại, có tên vô cùng lạ lẫm khiến ai nghe cũng thấy tò mò, đó là rau bông tuyết (hay rau kim cương). Đây là giống rau vốn có nguồn gốc từ vùng Nam Phi, cụ thể là tới từ sa mạc Namib. Do có nguồn gốc tới từ vùng sa mạc cho nên sức sinh trưởng và tồn tại của loại rau bông tuyết là vô cùng mãnh liệt. 

Rau bông tuyết còn có tên gọi khác là rau kim cương

Rau bông tuyết còn có tên gọi khác là rau kim cương

Rau bông tuyết có lá dày, trên mặt lá và thân loại cây này được bao phủ bởi những hạt lấp lánh, nhìn qua tưởng như rau vừa được rửa qua nước lạnh. Loại cây này ưa nắng, có đặc tính chịu hạn, chịu mặn, chịu kiềm, nhiệt độ cao nhưng lại sợ rét, úng. Nhiệt độ thích hợp nhất là 5-25°C, khi nhiệt độ cao hơn 35°C hoặc thấp hơn 5°C cây sẽ khô héo, thậm chí chết.

Những người từng thưởng thức rau bông tuyết cho biết loại rau này mọng nước, có vị mặn, giòn sần sật. Rau có thể trộn salad, ăn cùng món hầm và thịt nướng nhưng phổ biến nhất vẫn là ăn sống để giữ được nguyên vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng. 

Loại rau này có vị giòn ngọt và mọng nước

Loại rau này có vị giòn ngọt và mọng nước

Chị Hải (ở Đà Lạt) chia sẻ: "Rau bông tuyết là đặc sản ở Đà Lạt nhưng không phổ biến nên chủ yếu có trong các nhà hàng, quán ăn. Trên thị trường, rau này cũng được bán nhưng không nhiều, phải đặt trước mới mua được. Một điều cần chú ý là khi chế biến rau bông tuyết không cần bỏ quá nhiều gia vị khi thưởng thức vì bản thân rau đã có vị mặn".

Vì tò mò nên mấy năm gần đây chúng được nhiều người tìm mua về thưởng thức. 1kg rau bông tuyết có giá khoảng 150.000 đồng/kg. 

Rau chủ yếu được dùng là salad

Rau chủ yếu được dùng là salad

Sở dĩ có mức giá đắt đỏ nhưng rau bông tuyết vẫn được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao, giàu các chất như natri, kali, axit amin, chất chống oxy hóa… Đặc biệt trong rau bông tuyết có chứa chất pinitol có khả năng cải thiện chức năng gan, giảm lượng đường trong máu. 

Từ rau bông tuyết có thể làm thành các món:

Salad rau bông tuyết cà chua

Vị mặn của rau bông tuyết kết hợp cùng vị chua nhè nhẹ của cà chua tạo nên một món ăn vừa có độ giòn, tươi mát và bổ dưỡng. Đặc biệt, món salad này trộn chung với nước sốt mè rang béo ngậy sẽ làm tăng độ hấp dẫn cho món ăn này.

Rau bông tuyết chiên giòn

Với bên ngoài được chiên giòn rụm, cắn vào bên trong mọng nước, chấm cùng sốt béo ngậy sẽ là một món ăn nhẹ độc đáo và vui miệng mà vẫn đảm bảo không mất đi chất dinh dưỡng của rau.

Rau bông tuyết cuốn mực

Mực đã được chế biến, đặt lên lá rau bông tuyết và cuốn lại, có thể kèm theo nước mắm chua ngọt hoặc không. Hãy thử món này để trải nghiệm sự kết hợp tuyệt vời giữa độ ngon của mực và độ giòn của rau bông tuyết.

Cơm cuốn rau bông tuyết

Bạn có thể thêm một ít rau bông tuyết thái nhỏ vào cơm cuốn và thưởng thức hương vị độc đáo của món ăn này. Món ăn này chắc chắn sẽ làm bạn say mê với vị mặn mặn, giòn tan của rau bông tuyết.

Báu vật dưới lòng đất có tên rất lạ, xưa là món ăn cứu đói nay thành đặc sản được ưa chuộng, có hương vị lạ
Ở miền Tây có một loại củ trước gắn với những ngày nghèo đói, giờ thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi, đó là củ lùn.

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương