Đặc sản chỉ có ở An Giang, xưa không ai ăn nay dân thành phố "săn lùng" vào mùa hè, vừa lạ vừa ngon

H.A - Ngày 24/04/2024 23:05 PM (GMT+7)

Loài này có hình dáng giống hệt như con hến, được du khách "săn lùng" để thưởng thức. 

Về với xứ lụa Tân Châu (An Giang), du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức một thứ đặc sản trứ danh có tên vô cùng lạ, đó là con lía. 

Chị Ánh Loan (ở Tân Châu) cho biết con lía thuộc cùng họ với con hến nhưng vỏ mỏng hơn. Kích thước của lía chỉ lớn hơn đầu ngón tay người trưởng thành một chút. Vỏ của chúng đa phần là hình bầu dục, cũng có một vài con đặc biệt hơn lại có hình tam giác, hình tròn. Đây là loài hải sản thường sống ở các vùng nước lợ cửa sông. Đặc biệt, vào những mùa nước lên, đầu nguồn lũ Tân Châu, lía xuất hiện nhiều vô cùng.  

Đặc sản chỉ có ở An Giang, xưa không ai ăn nay dân thành phố amp;#34;săn lùngamp;#34; vào mùa hè, vừa lạ vừa ngon - 1

Cũng giống như hến, loài này ngậm nhiều bùn cát nên khâu làm sạch vô cùng quan trọng. Trước khi chế biến thành món ăn, lía phải được ngâm nước vài ngày thì mới nhả hết đất cát. Sau đó, người ta phải rửa chúng thật kỹ với nước mới có thể dùng để nấu nướng.

Từ lía có thể làm thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào tỏi, xào sả, xào me cay, luộc, phơi nắng… Trong đó, đối với người dân địa phương, lía Tân Châu ướp muối rồi phơi nắng là món ăn dân dã đặc biệt nhất. 

"Lía mua về ngâm nước một đêm rồi rửa sạch, để ráo nước, sau đó ướp muối với bột ngọt và ớt chừng 2 giờ đồng hồ, đem phơi nắng 3 tiếng là có thể ăn được. Thịt lía vốn rất giàu chất protein, chất béo, chất khoáng… Khi phơi nắng, nước đọng lại trong vỏ rất ngọt và thịt rất béo", chị Loan chia sẻ cách làm món lía phơi.

Đặc sản chỉ có ở An Giang, xưa không ai ăn nay dân thành phố amp;#34;săn lùngamp;#34; vào mùa hè, vừa lạ vừa ngon - 2

Nước chấm ăn kèm với món lía cũng rất quan trọng, thường là nước mắm me chua ngọt pha sệt, thêm chút ớt hoặc sa tế tùy vào mức độ ăn cay của từng người. Khi ăn, nhiều người thích cầm vỏ lía chấm trực tiếp vào nước chấm thay vì dùng muỗng, tăm tách thịt rồi mới chấm.

Anh Hải (một người dân khác ở Tân Châu) chia sẻ kinh nghiệm chế biến con lía: "Bí quyết chế biến lía ngon ở chỗ sử dụng lửa vừa, không quá lớn mà cũng không được quá nhỏ để con lía vừa chín tới, giữ nguyên độ ngọt, thịt không bị tóp... Vị ngọt của lía quyện với nước mắm me vừa chua vừa cay tạo cảm giác hấp dẫn không thể lẫn với món ăn nào khác".

Nếu trước đây, con lía được bà con miền biển bắt về để ăn "cứu đói", chúng có mặt trong các mâm cơm dân dã thời nghèo khó. Thì bây giờ lía đã lên đời thành đặc sản nổi tiếng, nhiều du khách đến đây tìm mua con lía về thưởng thức. Tại các nhà hàng, quán ăn ở An Giang, con lía được đưa vào thực đơn để phục vụ khách du lịch.

Đặc sản chỉ có ở An Giang, xưa không ai ăn nay dân thành phố amp;#34;săn lùngamp;#34; vào mùa hè, vừa lạ vừa ngon - 3

Bà Oanh (57 tuổi, ở An Giang) chia sẻ, mỗi khi đến mùa, mỗi ngày bà đạp xe cùng với nhiều người trong làng để khai thác lía. Với giá bán 5.000 đồng lon, 20 lít lía giúp bà có thu nhập khoảng hơn 200 ngàn đồng/ngày. 

Ở An Giang, tên gọi lía chỉ xuất hiện ở vùng đầu nguồn lũ địa phương An Phú và Tân Châu. Khi hỏi về nguồn gốc của cái tên này, bà con chỉ cười trừ: “Ông bà xưa gọi thì gọi theo chứ không tìm hiểu nguyên cớ”.

Đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa, xưa không ai biết đến nay dân được thành phố ưa chuộng, 500.000 đồng/kg
Đây được coi là đặc sản của Lạng Sơn, chỉ xuất hiện theo mùa và có giá từ 300.000 - 500.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương