Đặc sản Đồng Tháp xưa đầy không ai biết, giờ nổi tiếng được chị em nội trợ lùng mua, 300.000 đồng/kg

K.T - Ngày 29/11/2022 19:00 PM (GMT+7)

“Ốc gác bếp có giá cao gấp 3-4 lần so với ốc tươi bình thường. Chúng hiện được roa bán với giá 300.000 đồng/kg”, người phụ nữ nói.

Ốc là loài được rất nhiều người yêu thích, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như luộc, hấp, nướng, xào me,… Song ít ai biết rằng chúng có thể “biến tấu” thành một món ăn có cái tên vô cùng độc lạ - ốc gác bếp.

“Thường chúng ta chỉ biết đến các đặc sản như thịt trâu gác bếp, thịt bò gác bếp hoặc thịt lợn gác bếp của người dân vùng cao miền núi phía Bắc. Còn ốc gác bếp hẳn rất xa lạ đối với nhiều người nhưng lại là đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước Đồng Tháp”, chị Huỳnh Vũ Kim Thy (30 tuổi) – chủ cửa hàng đặc sản miền Tây online cho biết.

Nguyên liệu chính của món ốc gác bếp là ốc lác – loại ốc khá giống ốc bươu vàng, dáng to, vỏ màu vàng. Nhưng chúng có sự khác biệt ở phần thịt ngọt và giòn, không bở mềm như thịt ốc bươu, sống dai.

Nguyên liệu chính của món ốc gác bếp là ốc lác – loại ốc khá giống ốc bươu vàng, dáng to, vỏ màu vàng.

Nguyên liệu chính của món ốc gác bếp là ốc lác – loại ốc khá giống ốc bươu vàng, dáng to, vỏ màu vàng.

“Ốc lác vốn là một trong những nguồn thu nhập của người dân Đồng Tháp. Vì thế người dân đã chọn nó làm nguyên liệu chính của món ăn này.

Để làm món này, người dân phải chọn con ốc thật bự, không bể, không nát, sau đó sẽ đem rửa cho sạch lớp bùn trên vỏ, cho vào cái giỏ bằng tre và lót trấu. Sau đó người ta sẽ treo nó lên giàn bếp trong nhà, khi nhà bắt đầu nấu cơm thì khói bếp sẽ bay lên và hun chiếc giỏ.

Ốc sẽ xông khói trong 4 - 5 tháng trong gió đến khi đạt yêu cầu thì được mang xuống, cho ra giỏ, đem chế biến thành nhiều món ăn khác nhau”, chị Huỳnh Vũ Kim Thy cho biết.

Ốc gác bếp được xuất khẩu sang nước ngoài.

Ốc gác bếp được xuất khẩu sang nước ngoài.

Cũng theo người phụ nữ miền Tây, nếu các món gác bếp ở vùng cao, thịt sau khi ướp và hun khói trong 1 thời gian sẽ bị teo lại, khô rang, đúng nghĩa thịt khô thì ở vùng sông nước, quanh năm chống chọi nước lũ như Đồng Tháp thì ốc lại mập mạp, vẫn còn sống dù được “xông hơi” tận 4 - 5 tháng. Đặc biệt thịt rất sạch, không có mùi tanh hôi hay rong rêu thường thấy ở các loại ốc khác.

“Lúc này ốc nhìn béo mập sẽ được làm thành đủ thứ món, trở thành món đặc sản mà bất cứ ai đến Đồng Tháp đều muốn nếm thử một lần. Món này thường được người dân Đồng Tháp nấu thành nhiều món ngon để đãi khách vào dịp Tết hay đặc biệt, có thể dùng để làm quà tặng biếu cho nhau. Thông thường, người ta sẽ đem chúng hấp sả để có thể nếm được vị tươi ngon nguyên thủy nhất.

Đầu tiên, người ta khuấy một nồi chứa 4 - 5 quả trứng gà hay trứng vịt, hoặc sữa tươi đã đánh tan, rồi thả ốc vào để chúng giải tỏa cơn đói trong mấy tháng xông hơi, công đoạn này sẽ mất chừng 20 phút.

Đặc sản Đồng Tháp xưa đầy không ai biết, giờ nổi tiếng được chị em nội trợ lùng mua, 300.000 đồng/kg - 3

Kế đó, bắt thêm nồi lên bếp, đặt sả lót ở dưới, thêm xíu muối và cho nước vào đun, rồi cho ốc đã gác bếp vào, đậy nắp lại rồi hấp trong 10 phút là hoàn thành. Lúc này, món ốc đã hoàn thành, bạn đảo vài lần để ốc chín hẳn là có thể thưởng thức”, chị Huỳnh Vũ Kim Thy nói.

Công đoạn cuối cùng, người ta sẽ vớt để ra rổ để cho nguội bớt. Khi thưởng thức, họ sẽ dùng tăm lấy thịt ốc ra, chấm với nước mắm gừng hay nước mắm chua ngọt tùy thích.

Hiện tại chị em nội trợ rộ lên trào lưu tìm mua ốc gác bếp về thưởng thức. Thậm chí người Việt ở nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản… cũng tìm mua rồi nhờ người “xách” sang vì quá tò mò. “Ốc gác bếp có giá cao gấp 3-4 lần so với ốc tươi bình thường. Chúng hiện được roa bán với giá 300.000 đồng/kg”, người phụ nữ nói.

Loại cá xưa đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được chị em nội trợ săn lùng, 220.000 đồng/kg
Hiện tại cá dưa được rao bán ở các cảng hải sản, chợ, siêu thị hoặc trang thương mại điện tử với giá 220.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương