Đặc sản xưa chín rụng đầy vườn, giờ được người giàu có ưa chuộng vì hương vị lạ, 150.000 đồng/kg

K.T - Ngày 18/02/2022 19:00 PM (GMT+7)

“Mình có theo dõi một số người bán đặc sản vùng cao. Đầu mùa họ rao bán chừng 100.000 đồng/kg quả tươi, 150.000 đồng/kg quả ướp sẵn. Giá khá đắt so với ở quê mình nhưng đó cũng là điều dễ hiểu vì người ta buôn bán, phải có lãi chứ”, chị Kiều Giang nói.

Quả mắc kham (hay còn gọi là me rừng) là loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc nước ta. Chúng có đặc điểm: lá nhỏ, hai hàng lá xếp sít nhau chia thành 2 dãy, trông giống lá kép lông chi; hoa nhỏ, có màu vàng mọc thành tán ở nách lá; quả có hình tròn, nhỏ bằng ngòn tay. Khi còn non có màu xanh, khi chín quả ngả vàng, vỏ nhẵn và cứng, có khía mờ tạo thành 6 múi, thường chín vào mùa thu hằng năm.

Chị Kiều Giang (30 tuổi, Cao Bằng) cho biết: “Mắc kham tươi có vị chia, ngọt, chát và hơi đắng. Song sau khi nuốt, vị ngọt thanh vẫn lưu lại nơi đầu lưỡi và khoang họng. Bởi thế người dân quê mình vẫn truyền tai nhau về câu chuyện liên quan đến loại quả này.

Quả mắc kham (hay còn gọi là me rừng) là loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc nước ta.

Quả mắc kham (hay còn gọi là me rừng) là loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc nước ta.

Theo đó có một người đi bán nước mắm giữa trời nóng, vừa mệt vừa khát nên dừng nghỉ chân bên bờ suối. Anh ta thấy gần đó có cây sai trĩu quả liền hái ăn thử. Vừa ăn một quả đã thấy vừa chua vừa đắng, thế là anh ta vội uống nước suối.

Uống xong, anh ta thấy nước ngọt. Anh lóe lên ý tưởng đổ hết nước mắm đi rồi dùng chum đựng nước suối đem đi bán với mong muốn có nhiều tiền hơn. Nhưng khi đem ra đến chợ, anh ta mang nước ra thử thì không thấy vị nước suối còn đặc biết nữa. Anh liền hỏi dân địa phương và mới biết nước ngọt do đã ăn loại quả tên mắc kham”.

Cũng theo chị Kiều Giang, xưa ở quê chị muốn ăn mắc kham vô cùng dễ, chỉ cần đi ra đường là có thể hái về ăn. Thậm chí có đợt mắc kham chín rụng đầy mà không ai ăn cả. Song vài năm gần đây, chị ngỡ ngàng khi loại quả này được rao bán khắp các chợ online và thu hút lượng lớn khách hàng ở dưới xuôi.

Cũng theo chị Kiều Giang, xưa ở quê chị muốn ăn mắc kham vô cùng dễ, chỉ cần đi ra đường là có thể hái về ăn.

Cũng theo chị Kiều Giang, xưa ở quê chị muốn ăn mắc kham vô cùng dễ, chỉ cần đi ra đường là có thể hái về ăn.

“Mình có theo dõi một số người bán đặc sản vùng cao. Đầu mùa họ rao bán chừng 100.000 đồng/kg quả tươi, 150.000 đồng/kg quả ướp sẵn. Giá khá đắt so với ở quê mình nhưng đó cũng là điều dễ hiểu vì người ta buôn bán, phải có lãi chứ”, chị Kiều Giang nói.

Tại Cao Bằng, mắc kham tươi có giá từ 25.000 – 40.000 đồng/kg, tùy loại to nhỏ. Còn mắc kham đã ướp sẵn gia vị có giá 100.000 đồng/bình hơn 1kg. “Mắc kham ướp sẵn không khó. Chị em chỉ cần mua về rửa sạch, để ráo nước rồi đập dập. Sau đó chị em cắt nhỏ ớt tươi, rau mùi tàu rồi pha với muối, đường, giấm sao cho vừa miệng rồi đổ hỗn hợp này vào bình có chứa mắc kham. Ướp xong chị em để chừng 2 ngày là có thể đem ra ăn.

Mắc khan ướp giấm ớt.

Mắc khan ướp giấm ớt.

Còn mắc kham tươi, chị em có thể mua về rửa sạch rồi trữ trong ngăn đá, có thể để vài tháng vẫn giữ nguyên được hương vị vốn có”, người phụ nữ quê Cao Bằng nói.

Chị Chinh Chu (35 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình tôi ai cũng mê quả mắc kham, kể cả tụi nhỏ. Nó không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người hay bị đau bụng kinh, người đái tháo đường, tốt cho mắt, hỗ trợ trị các bệnh về rối loạn gan, khó tiêu, thiếu máu, chống lão hóa da. Vì thế cứ đến vụ chín, tôi thường nhờ người bạn ở Cao Bằng đặt mua hàng yến về tủ lạnh ăn dần”.

Trong y học, mác kham có một số công dụng như: giảm thoái hóa điểm vàng ở mắt, ngừa bệnh quáng gà do mác kham có chứa vitamin A và carotene; hàm lượng chất xơ cao trong mác kham giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa; giảm sự tích tụ cholesterol dư thừa, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch,… Bên cạnh đó, người ta còn dùng mác kham để chăm sóc tóc.

Loại quả xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được người thành phố săn lùng, 160.000 đồng/kg
"Sim rừng tím chín mọng, có thể dùng trực tiếp như các loại quả khác. Ngoài ra, người mua có thể ngâm sim tươi, làm nước ép sim hoặc sim rừng ướp...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương