Hiện khoai vạc được rao bán tại một số chợ quê hoặc trên các trang thương mại điện tử, chợ mạng với giá từ 45.000 – 65.000 đồng/kg.
Khoai vạc (hay còn gọi là khoai mỡ, khoai tím, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ tía, khoai ngà...) có tên khoa học Dioscorea alata, họ củ nâu được trồng nhiều ở châu Phi. Tại Việt Nam, chúng được trồng khắp nông thông để lấy củ ăn, củ có khi to hoặc rất to, nặng từ 4-50kg.
Khoai mỡ có 2 loại: ruột trắng và ruột tím. Ruột trắng giống Mộng Linh, chủ chùm nặng từ 4-5kg/củ. Loại ruột tím có màu tím than và tím bông lau, suôn dài, tuy nhỏ hơn loại ruột trắng nhưng ngon.
Chị Hana (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết: “Ở quê mình xưa nhà nào cũng trồng vài hốc khoai vạc, nhiều đến nỗi củ to mà chẳng có ai ăn, phải nấu cho lợn. Mẹ mình kể trước đó - thời còn nghèo khó người ta ăn khoai vạc thay cơm. Song khi xã hội phát triển, mọi nhà có điều kiện đủ ăn đủ mặc thì ít ai trồng loại củ này nữa.
Loại ruột tím có màu tím than và tím bông lau, suôn dài, tuy nhỏ hơn loại ruột trắng nhưng ngon.
Nhà mình hiện trồng 1-2 hốc, thi thoảng đào nấu canh hoặc luộc ăn chơi thôi! Vậy mà gần đây, rất nhiều bạn ở dưới xuôi hỏi mua khoai vạc thưởng thức. Mình khá ngỡ ngàng và bất ngờ bởi vẫn có người quan tâm đến thứ nhà quê này”.
Theo chị Hana, từ khoai vạc người dân quê chị có thể chế biến thành những món ăn ngon như: luộc, làm bánh, nấu canh... “Đơn giản nhất vẫn là khoai vạc luộc. Bạn chỉ cần rửa sạch rồi cho vào nồi luộc đến khi chín là có thể ăn được. Nếu bạn muốn ngon hơn, hãy chấm miếng khoai vạc với đường. Khi ấy, cả bầu trời tuổi thơ sẽ ùa về, cảm giác vô cùng thích thú”, cô gái trẻ nói.
Còn canh khoai vạc nấu tôm cũng hết sức đơn giản. Khoai mỡ sau khi được quết bào nấu chín sẽ có độ ngọt dẻo tự nhiên. Sau đó bạn kết hợp với vài viên tôm bằng thịt băm hay tôm bằm sẽ làm dậy hương cho món canh.
Canh khoai vạc nấu tôm.
“Nếu ngán 2 món trên, bạn có thể tự tay vào bếp chế biến bánh khoai vạc chiên – món ăn từng “làm mưa làm gió” trên mọi diễn đàn xã hội. Lớp bánh giòn rụm với phần nhân khoai tím dẻo mềm tạo sự khác lạ và mê đắm. Bạn ăn một miếng lại muốn ăn thêm”, Hana nói.
Bánh khoai vạc chiên.
Hiện khoai vạc được rao bán tại một số chợ quê hoặc trên các trang thương mại điện tử, chợ mạng với giá từ 45.000 – 65.000 đồng/kg.
Không chỉ là thức quà quê, khoai vạc còn được coi là một vị thuốc vô cùng quý, tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, loại củ này vị ngọt, tính bình, không độc. Chúng có tác dụng bổ tỳ, phế, sáp tinh khí, tiêu thũng, làm giảm đau. Đặc biệt khoai mỡ làm tăng máu đến thận và giảm huyết áp cho cơ thể.
“Mình nghe người dân trong buôn nói rằng, khoai vạc là thực phẩm lợi tiểu có tác dụng chống viêm nhiễm nên rất tốt cho những người mắc bệnh viêm đường tiểu, rất tốt cho hệ thống sinh dục phụ nữ.
Các loại khoai mỡ hoang dã có tác dụng giảm đau cơ bắp, đau bụng, đau hệ thần kinh. Khoai mỡ còn có thành phần chống viêm nhiễm cho nhóm người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp tác dụng giảm sốt, tăng cường chức năng cho bàng quang, gan và tác dụng giảm mỡ máu.
Đặc biệt, canh khoai mỡ nấu với cá, xương có tác dụng trị suy nhược, gân cốt, đau nhức cột sống”, chị Hana cho hay.