Mặc dù lá cóc ít được người Việt chú ý nhưng vài năm gần đây chúng được ưa chuộng đến lạ. Người thành phố đua nhau tìm mua lá cóc về nấu canh hoặc ăn thay thế các loại rau sống. Vì thế giá của chúng bỗng dưng cao hơn rất nhiều, từ 50.000 – 70.000 đồng/kg.
Cây cốc vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt quả cóc được xem như một thức quà vặt của nhiều bạn trẻ. Song ít ai biết rằng lá cóc cũng có thể ăn được và chứa giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.
Lá cóc là một bộ phận của cây cóc, có màu xanh, vị thơm bùi, hình thuôn tròn, mép có răng cưa. Vào đầu mùa khô, chúng sẽ chuyển sang màu vàng tươi trước khi rụng. Chị Khánh Hòa (25 tuổi, Tây Ninh) cho biết: “So với trái cóc, lá cóc ít được chú ý. Thậm chí người ta còn không biết lá cóc có thể ăn được. Nhưng quê mình thì khác, chúng là loại rau gia vị không thể thiếu trong các món ăn tạo vị chua nhẹ, thanh mát hoặc bánh tráng cuốn thịt heo”.
Lá cóc là một bộ phận của cây cóc, có màu xanh, vị thơm bùi, hình thuôn tròn, mép có răng cưa.
Tại quê hương của chị Khánh Hòa, lá cóc được xem như một loại rau sạch vì không bị phun hoa chất như các loại rau khác. Đặc biệt chúng có nhiều dưỡng chất như vitamin C nên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm nhiệt cơ thể, giảm béo, giảm mỡ máu, hỗ trợ trị viêm mũi dị ứng, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.
“Theo sự am hiểu của mình, lá cóc dùng như một loại rau gia vị không chỉ ở nước ta mà nhiều nước Đông Nam Á cũng cần đến. Ngoài lá cóc con, họ còn dử dụng cả cọng nữa. Họ sẽ chế biến chúng trong các món canh chua, rau sống, rau ăn kèm hoặc bóp cỏi. Tóm lại chỉ cần biết cách chế biến, lá cóc sẽ tạo ra nhiều món ăn thơm ngon lại tốt cho sức khỏe”, chị Khánh Hòa nói.
Mặc dù lá cóc ít được người Việt chú ý nhưng vài năm gần đây chúng được ưa chuộng đến lạ. Người thành phố đua nhau tìm mua lá cóc về nấu canh hoặc ăn thay thế các loại rau sống. Vì thế giá của chúng bỗng dưng cao hơn rất nhiều, từ 50.000 – 70.000 đồng/kg. “Sở dĩ lá cóc có giá như vậy bởi lá cóc dùng được phải là lá non hoặc bánh tẻ. Do đó một cây cóc trưởng thành có lẽ chỉ hái được chừng dăm ba cân mà thôi”, chị Khánh Hòa lí giải.
Từ lá cóc, người ta sẽ chế biến một số món ăn độc đáo sau:
Canh chua lá cóc cá cờ
Cá cờ đã sơ chế rửa sạch với nước, cắt khúc vừa ăn, ướp cùng với nước mắm, muối và hành tím băm nhuyễn. Lá cóc rửa sạch, cắt đoạn vừa; sả rửa sạch, đập dập. Đun nóng dầu ăn phi thơm hành tím băm, cho cá cờ vào xào săn, thêm nước và nấu chín. Thêm sả đập dập vào nồi canh. Sau đó lấy tay vò nhẹ lá cóc, cho vào nồi canh cá. Khi thấy cá lóc chuyển sang màu vàng, bạn thêm ớt, nước mắm và muối cho vừa ăn. Múc ra tô, trang trí hành ngò cho đẹp và thưởng thức với cơm.
Cá linh kho lá cóc
Cá linh mua về bỏ ruột và mang, cắt vây, đuôi, đánh vảy, rồi rửa sạch để ráo nước. Lá cóc rửa sạch, để ráo. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Rau cầu rửa sạch và cắt khúc. Phi thơm hành lá cắt nhỏ rồi cho vào nước đun sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho cá linh vào nồi, nấu cá linh chín thì cho lá cóc vào. Khi lá cóc chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, cho thêm một ít rau cần và tiêu xay là hoàn thành món ăn.
Gỏi gà lá cóc
Lá cóc rửa sạch rồi cắt đôi, để ráo nước. Củ cải trắng, cà rốt, hành tím, dưa leo đem gọt vỏ, rửa sạch. Ức gà rửa sạch. Bắc nồi nước lên bếp, cho ức gà vào luộc chín, cho thêm một ít của hành tím đập dập, 1 xíu muối, đường khi luộc. Khi thịt gà chín vớt ra để nguội. Tỏi và ớt băm nhuyễn. Củ hành tím cắt mỏng. Củ cải trắng, cà rốt và dưa leo cắt dọc khoảng 4-5cm (với dưa leo bạn nên bỏ ruột). Sau đó cho vào một ít nước đường rồi ngâm đá cho giòn trong 30 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Trong thời gian này, bạn làm nước mắm chấm gồm các nguyên liệu: nước lọc, đường, nước mắm, tỏi, ớt và 1 ít nước chanh. Tiếp theo, làm nước trộn gỏi gồm: 2 muỗng canh nước chanh, 3 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê nước mắm và tỏi, hòa tan.
Mè rang vàng. Rau răm cắt nhỏ. Gà xé miếng vừa ăn. Cuối cùng, cho tất cả các nguyên liệu gồm có: thịt gà, cà rốt, dưa leo, hành tím, của cải trắng, lá cóc, rau răm, nước trộn gỏi vào trong một thau lớn,trộn thật đều. Khi ăn, gắp gỏi ra đĩa trang trí thêm một ít mè rang và đậu phộng là được.
Ngoài ra lá cóc rừng còn kết hợp với các loại rau rừng khác như lá xoài, lá mận,.... ăn như rau sống thường dùng để cuốn ăn với bánh xèo, chả lụi, cá nướng,.....