Từ còng biển, người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên giòn, nướng mọi, nấu cháo...
Còng biển (hay còn gọi là dã tràng) là một trong 100 loài cua biển sống nửa trên cạn thuộc chi Uca, họ Ocypodidae. Chúng có kích thước khả nhỏ chỉ từ 2-3cm bề ngang 1 con. Trong đó còng biển đực có cập càng không đều với 1 càng lớn hơn rất nhiều càng kia, còn còng biển cái có 2 cặp càng đều nhau.
Còng biển có số lượng lớn và dễ dàng có thể tìm thấy tại các khu vực rừng ngập mặn, bãi biển như Hạ Long (Quảng Ninh), Gò Công (Tiền Giang)... "Nhắc đến còng biển, hẳn nhiều người cảm thấy lạ lẫm song thực tế chúng có một cái tên rất quen thuộc đối với người dân Việt - chính là con dã tràng.
Còng biển có số lượng lớn và dễ dàng có thể tìm thấy tại các khu vực rừng ngập mặn, bãi biển như Hạ Long (Quảng Ninh), Gò Công (Tiền Giang)...
Theo kinh nghiệm của dân miền biển chúng tôi, xưa nay còng biển đều có thể ăn được. Nhưng do chúng là một loài giáp xác cần phải chọn kỹ mới được con còng béo để chế biến các món ăn ngon. Và thông thường, để làm một món ăn từ còng thì yêu cầu người làm phải bắt được một lược còng khá lớn mới "bõ công chế biến"", anh Hùng Vĩ (29 tuổi) - một người dân biển chuyên đánh bắt hải sản ở Gò Công cho biết.
Cũng theo người đàn ông này, còng biển được đánh bắt theo nhiều cách khác nhau như:
- Chộp tay
Đây là cách bắt còng thủ công nhất, thông thường chỉ bắt đủ còng cho một bữa cơm gia đình và mất khá nhiều thời gian để bắt. Với cách này, bạn cầm đèn pin soi trên cát, thấy dấu chân của còng thì lần theo, đến khi thấy dấu cát bị đùn lên thành ụ thì chụp tay vào, còng sẽ nằm trong ụ cát đấy. Cách bắt còng này tuy mất thời gian nhưng lại đảm bảo còng ngon và tươi nhất.
- Kéo lưới
Kéo lưới cũng là một cách bắt còng biển số lượng lớn, với cách này, người săn còng sẽ dùng lưới để kéo lê trên cát dọc mép nước vào lúc chập choạng tối, khi còng đang rời hang để ăn phù du.
Cách kéo lưới này giúp người bắt dễ dàng thu về một lượng còng lớn nhưng dễ khiến còng chết nên phải chế biến ngay, nếu để lâu ăn thịt sẽ không được ngon nữa.
- Bẫy còng
Bẫy còng cũng là một cách săn còng khá hay nhưng tốn công chuẩn bị hơn và phải có mồi ngon. Cụ thể với cách này, người săn còng sẽ chuẩn bị một chiếc xô nhựa khoảng 20 lít rồi đảo hố ở trên mặt cát, khu vực còng tập trung nhiều (đào sâu để đảm bảo miệng xô thấp hơn mặt cát một vài cm). Dưới đáy xô bỏ vài con cá, khi còng đánh hơi thấy mùi cá sẽ mon men đến gần và bị rơi xuống đáy xô.
Còng bắt bằng cách này cũng đảm vào được độ tươi ngon, khi lấy xô lên cũng có thể chọn lấy con lớn và thả con nhỏ ra ngoài.
Từ còng biển, người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên giòn - là một trong những đặc sản của người dân miền Tây. Vị còng biển giòn tan mặn mặn chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm đặc biệt khó quên; còng nướng mọi; cháo còng...
Còng biển chiên giòn vô cùng thơm ngon.
"Ai thích ăn kiểu dân dã thì nướng chính là món nhanh nhất. Còng gió bỏ mai và yếm sau đó được nướng trên bếp than củi, khi nào phảng phất mùi thơm là có thể dùng ngay. Món còng nướng này sẽ rất tuyệt vời nếu được thưởng thức ngay tại bãi biển với âm thanh của những đợt sóng rền vang", anh Hùng Vĩ nói.
Hiện còng biển được rao bán ở khắp các chợ vùng biển với giá 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên chúng có đặc điểm nhanh chết nên ít được vận chuyển đi xa nên dân quê thường bắt chúng rồi chế biến tại chỗ hoặc đông đá gửi cho bạn bè ở thành phố.