Tại Việt Nam, cá basa là giống cá chuyên được nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lớn.
Cá basa là loại loài cá có đặc tính cảm quan bên ngoài là da trơn, không có vẩy, khi trưởng thành có cân nặng dao động từ 2 – 2,5kg, đặc biệt cũng có thể xuất hiện 10kg. Mắt lồi và to là đặc điểm rõ rệt nhất để nhận diện loài cá ba sa, có 2 đôi râu, thân hình thì khá dẹt và được xem là giống hình thoi.
Cá basa có rất nhiều mỡ ở phần bụng vì thế cá ba sa có bụng khá to. Thân hình của cá ba sa có màu xanh đen, chỉ ở phần bụng là có màu trắng đục nhẹ.
Cá basa được phân bố rộng rãi tại Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam). Chúng có đặc tính sống ở các vùng có nước chảy mạnh, cá basa được người dân phát triển nuôi để xuất khẩu và xem là ngành nghề chính mang lại giá trị kinh tế cho gia đình.
Cá basa là loại loài cá có đặc tính cảm quan bên ngoài là da trơn, không có vẩy, khi trưởng thành có cân nặng dao động từ 2 – 2,5kg.
Anh Hoàng Thắng (35 tuổi) - người nuôi trồng cá basa tại Cần Thơ cho biết: "Cá basa được coi là dòng cá bản địa của khu vực châu Á có giá trị kinh tế lớn. Loài cá này phát triển rất tốt trong môi trường nước ngọt có nhiệt độ từ 26 – 32 độ C.
Tại Việt Nam, cá basa là giống cá chuyên được nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lớn. Thường ở mô hình chăn nuôi để làm kinh tế thì thực phẩm chủ yếu bổ sung cho cá ba sa đó là cám công nghiệp và có thể bổ sung thêm các thực phẩm phế phẩm nông nghiệp như bã bia, rau xanh, khoai lang,…
Ngoài ra, cá basa có thể tự tìm kiếm thức ăn cho mình như cá con, bèo, côn trùng nhỏ, cua tạp và một số phế phụ phẩm nông nghiệp dạng nhỏ".
Mỗi năm, gia đình anh Hoàng Thắng nuôi hàng nghìn con cá basa với sản lượng lớn, chủ yếu dùng để xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ... Song anh vẫn bán lẻ cá basa để phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng.
Cá basa là loại cá được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
"Đối với người dân miền Tây nói riêng và phía Nam nói chung, cá basa là loại cá vô cùng quen thuộc, xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày! Nhưng với người dân phía Bắc, cá basa còn khá lạ lẫm và chưa phổ biến nhiều.
Người miền Bắc muốn thưởng thức chúng hầu như phải vào siêu thị hoặc cửa hàng chuyên thủy hải sản. Đặc biệt giá thành của chúng cũng khá cao: nếu trong này có giá 80.000 đồng/kg, thì ngoài đó lên tới 150.000 đồng/kg", anh Hoàng Thắng nói.
Từ cá basa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như kho gừng, nấu lẩu, chiên,... Tất cả đều thơm ngon, béo ngậy và vô cùng đưa cơm.
Không chỉ thơm ngon, cá basa còn vô cùng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, khoáng chất và vitamin là loại dinh dưỡng rất cao mà cá ba sa mang lại, chính vì thế lượng cá xuất khẩu mạnh là vì sở thích của các tầng lớp trung bình khá thuộc Châu Âu.
Cá ba sa tốt cho mắt
Đầu tiên phải kể đến là một hàm lượng Vitamin A và DHA cực kỳ cao có trong thịt cá ba sa, ngoài ra còn có các dinh dưỡng như Omega 3, Omega 6, Omega 9. Thường xuyên bổ sung cá basa vào thực đơn hằng ngày và từ nguồn dinh dưỡng lớn từ cá ba sa sẽ giúp cho đôi mắt luôn sáng và khoẻ mạnh.
Giảm cân
Tuy bụng cá basa có rất nhiều mỡ, nghe thì hơi “ vô lý “ nhưng đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu, nguồn đạm và protein cá basa mang lại rất tốt cho chế độ giảm cân, đặc biệt là chị em phụ nữ.
Trong thịt cá có nhiều Protein, DHA, Vitamin A và D, là những nguồn dinh dưỡng rất phù hợp cho chế độ giảm cân
Tốt cho não bộ
DHA có trong thịt cá là một nguồn dinh dưỡng cần thiết và rất tốt cho não bộ, bổ sung cá basa từ 2 – 3 lần/ tuần sẽ giúp trẻ cải thiện được não bộ, thông minh hơn.