Món ăn tưởng độc nhưng lại bổ dưỡng vô cùng, giờ là đặc sản nổi tiếng, muốn ăn nhất định phải đến nơi này

K.T - Ngày 29/09/2022 10:00 AM (GMT+7)

“Từ bao đời nay, người dân Hà Giang đã coi củ ấu tẩu là một đặc sản để chế biến thành món cháo vô cùng thơm ngon. Chính món ăn này đã làm nên tên tuổi của quê hương tôi, hấp dẫn bao khách du lịch”, chị Ngọc Hoa (34 tuổi) – người dân sinh sống tại huyện Vị Xuyên cho biết.

Củ ấu tẩu còn có nhiều tên gọi khác là gấu tàu, ấu tàu, co ú tàu, cây thảo ô,... Tuy nhiên, khoa học đã thống nhất tên gọi của củ ấu tẩu là Aconitum Fortunei Hemsl. Nó là một loại cây thảo với chiều cao trung bình từ 0.6m đến 1m. Cây có phần rễ củ mập và hình con quay, rễ cái có kích thước lớn, có nhiều rễ nhỏ. Bề ngoài của củ có màu đen và nhẵn. Thân ấu tẩu hình trụ, là dạng thân đứng và ít nhánh.

Lá ấu tẩu mọc theo cách thức sole nhau, gân lá hình chân vịt. Hoa ấu tẩu mọc thành chùm ở phần ngọn của thân, kích thước lớn và có màu xanh lam. Về quả ấu tẩu, quả có 5 dải mỏng và nhiều hạt. Mùa hoa quả thường dao động vào tháng 10 - tháng 11 hàng năm.

Cây củ ấu tẩu phân bố nhiều ở Sapa (Lào Cai) và Hà Giang. Nó là loại cây có độc tính, nhất ở phần củ - lượng độc trong củ ấu tẩu có thể làm người ta tê cứng tay chân. Song nếu biết chế biến củ ấu tẩu lại trở thành một món ngon bổ dưỡng.

Cây củ ấu tẩu phân bố nhiều ở Sapa (Lào Cai) và Hà Giang.

Cây củ ấu tẩu phân bố nhiều ở Sapa (Lào Cai) và Hà Giang.

“Từ bao đời nay, người dân Hà Giang đã coi củ ấu tẩu là một đặc sản để chế biến thành món cháo vô cùng thơm ngon. Chính món ăn này đã làm nên tên tuổi của quê hương tôi, hấp dẫn bao khách du lịch”, chị Ngọc Hoa (34 tuổi) – người dân sinh sống tại huyện Vị Xuyên cho biết.

Được biết, món cháo ấu tẩu ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông ở Hà Giang. Sau đó nó đã trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích. “Sở dĩ người dân quê mình gọi đó là cháo ấu tẩu bởi nó được chế biến từ gạo nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu.

Người Mông có bí quyết để “hóa giải” độc dược trong củ ẩu tẩu thành… bổ dưỡng với cách chế biến kỳ công”, chị Ngọc Hoa cho hay.

Theo đó, củ ấu tẩu sau khi được sơ chế bỏ vỏ, đem ngâm trong nước gạo một đêm, rồi ninh cho nhừ mềm, bở bung ra, thành chất sền sệt thì nấu với gạo tẻ ngon, gạo nếp cái đã được ngâm và giã qua. Sau đó đồng bào bỏ thêm chân giò lợn đã được hầm nhừ, thêm chút gia vị, nấu nhừ. Khi ăn, múc bát cháo ra bát, đập trứng gà, cho thêm một số loại rau thơm như hành, tía tô, trộn đều rồi ăn nóng. Thường một nồi cháo to chỉ sử dụng vài củ ấu tẩu.

Được biết, món cháo ấu tẩu ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông ở Hà Giang.

Được biết, món cháo ấu tẩu ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông ở Hà Giang.

Cháo nấu chín mang sắc nâu đậm, nhìn giống bát cháo lòng của người miền xuôi, vị bùi, béo và thơm đặc biệt. Đặc biệt vì là vị thuốc nên cháo ấu tẩu có vị đắng như tam thất. Song cái đắng hòa cùng miếng ấu tẩu bùi, dẻo, quyện với cái ngọt của nước xương ninh và thơm ngậy của trứng đọng lại thành hương thơm, vị ngọt ngào trong cổ, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn. Đây chính là “điểm cộng” của món ăn này, hấp dẫn khách du lịch tò mò muốn thưởng thức khi đặt chân đến vùng đất địa đầu của Tổ quốc.

“Du khách đến Hà Giang có thể thưởng thức cháo ẩu tẩu quanh năm, nhưng nó chỉ được bán vào buổi tối. Bởi theo kinh nghiệm lâu năm của người dân ở đây, cháo có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Thậm chí người dân ở một số vùng Hà Giang còn coi đây là món ăn mỗi tối. Nó giống như vị thuốc bổ giúp xoa tan mệt nhọc của một ngày để có một giấc ngủ sâu và khoan khoái hơn”, người phụ nữ nói.

Loại cá xưa có đầy, giờ thành đặc sản nổi tiếng được xuất khẩu sang châu Âu, càng ăn càng mê, 80.000 đồng/kh
Tại Việt Nam, cá basa là giống cá chuyên được nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lớn.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương