Loại lá xưa đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được chị em ưa chuộng, 70.000 đồng/kg

K.T - Ngày 22/11/2023 18:55 PM (GMT+7)

Trên các sàn thương mại điện tử, lá cóc tươi được rao bán với giá lên tới 70.000 đồng/kg.

Nhắc đến cây cóc, nhiều người Việt thường nghĩ đến quả - giòn và chan chát khi còn non; chua chua khi đã đến độ già; thơm ngọt khi chín… Họ mặc định chỉ có quả của cây cóc mới có thể ăn được. Song ở những tỉnh miền Trung, lá – đọt cóc được xem như một loại rau sạch thường được cho vào các món canh vì sẽ tạo ra vị chua nhẹ, thanh mát dễ ăn.

“Cóc thuộc cây sống lâu năm, dễ trồng và không bao giờ phải phun thuốc. Vì thế lá của chúng được ví như một loại rau sạch.

Lá cóc có màu xanh, đậm dần theo thời gian. Tôi thấy ngửi qua lá sẽ có mùi thơm dịu, ăn vào có vị chua chua, kích thích vị giác”, chị Lan Ngọc (29 tuổi, quê Quảng Nam) cho biết.

Ở những tỉnh miền Trung, lá – đọt cóc được xem như một loại rau sạch thường được cho vào các món canh vì sẽ tạo ra vị chua nhẹ, thanh mát dễ ăn.

Ở những tỉnh miền Trung, lá – đọt cóc được xem như một loại rau sạch thường được cho vào các món canh vì sẽ tạo ra vị chua nhẹ, thanh mát dễ ăn.

Cũng theo người phụ nữ, từ xưa người dân quê chị đã trồng cây cóc lấy lá để chế biến món ăn. Ví dụ chúng có thể dùng để nấu canh chua, xắt nhỏ bóp với gỏi tôm thịt. Gần đây, chị bắt đầu thấy tiểu thương ở các chợ rao bán loại lá này, kèm với một số loại rau ra vị để phục vụ nhu cầu của người dân.

Quê tôi giờ phát triển nhiều, người dân phá bỏ cây cóc để thay thế bằng các loại cây cho giá trị kinh tế. Vì thế ai muốn ăn lá cóc phải ra chợ tìm mua. Và khi nhu cầu cao, người bán rau cỏ ngoài chợ sẽ “nhập hàng” về bán.

Tôi thấy rau cóc rẻ lắm, chỉ chừng vài chục nghìn đồng/kg. Chị em nội trợ chỉ cần mua mấy nghìn là có thể đem về chế biến món ăn rồi”, chị Lan Ngọc chia sẻ.

Lá cóc có vị chua nhè nhẹ, thanh thanh.

Lá cóc có vị chua nhè nhẹ, thanh thanh.

Trên các sàn thương mại điện tử, lá cóc tươi được rao bán với giá lên tới 70.000 đồng/kg. Chị em có thể kết hợp với các loại rau gia vị khác, như sao nhái, quế vị để tạo thành món ăn ngon.

Tôi nhớ xưa thường hái những ngọn cóc non, hái cả cọng và lá vì cọng non rất giòn. Sau đó mẹ sẽ đem nấu với cá cờ. Chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra hương vị ngon đúng điệu.

Qúa trình nấu canh chua không có quá nhiều khác biệt với công thức truyền thống, chỉ khác ở chỗ khi nước canh sôi thì cho lá cóc non đã được vò sơ qua rồi tắt bếp.

Mẹ tôi còn kho cá linh với lá cóc. Theo đó đun cá linh chín sẽ cho lá cóc non đã vò vào. Lá chuyển sang màu vàng sẽ tắt bếp, thêm một ít rau cần và tiêu xay là hoàn thành món ăn”, chị Lan Ngọc nói.

Gỏi thịt bò bóp lá cóc.

Gỏi thịt bò bóp lá cóc.

Chị Lan Ngọc cho biết thêm, vị chua chua của lá cóc kết hợp với vị béo, ngọt của thịt cá, hải sản khiến người thưởng thức không thể nào quên. Đặc biệt, mùi hương đặc trưng của lá cóc còn có tác dụng át chế vị tanh của cá hiệu quả.

Ngoài cách chế biến thành những món ăn ngon, người miền Trung còn có cách ăn lá cóc rất đơn giản, đó là chấm với muối ớt, ăn ghiền chẳng kém gì khi ăn trái. Ngoài ra lá cóc non còn kết hợp với các loại rau khác như lá xoài, lá mận,... ăn như rau sống thường dùng để cuốn ăn với bánh xèo, chả lụi, cá nướng,...

Loại cá xưa đầy ít người biết, giờ thành đặc sản được người thành phố săn lùng vì bổ dưỡng, 180.000 đồng/kg
Tùy vào mùa vụ, kích thước mà cá thèn đỏ được bán với những mức giá khác nhau. Theo đó cá thèn đỏ khô 1 nắng khoảng 200.000 – 250.000 đồng/kg; cá thèn...

Đặc sản 4 phương

Theo K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương