Loại rau xưa có đầy giờ thành đặc sản được dân thành thị "ưa chuộng", 65.000 đồng/kg

NGỌC HÀ - Ngày 17/11/2023 14:00 PM (GMT+7)

Hiện tại vào chính vụ, bồn bồn được bán trong các khu chợ lớn hoặc mua trên các trang thương mại điện tử với giá 45.000 - 60.000 đồng/kg, tùy thời điểm.

Vùng sông nước miền Tây nổi tiếng với nhiều loại đặc sản rau dân dã gây thương nhớ đến không ít du khách, như: năn bộp, hẹ nước, rau trai... Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bồn bồn (hay còn gọi là thủy hương) – một loại cây thuộc họ lau sậy, thường mọc trên mặt nước nhiều phèn mặn, rễ thả nổi như rau muống và lá dài giống sả.

Bồn bồn mọc hoang và ít nhiều ảnh hưởng đến việc đồng áng. Song người dân vùng sông nước từ xưa đã biết cách tận dụng chúng để làm thức ăn cho bữa cơm gia đình. “Xưa bồn bồn có nhiều lắm, chỉ cần chờ đến vụ - từ tháng 6 đến tháng 11 là các cánh đồng chua, những vạt bồn bồn đua nhau phủ lên một màu xanh mướt.

Bồn bồn mọc hoang và ít nhiều ảnh hưởng đến việc đồng áng.

Bồn bồn mọc hoang và ít nhiều ảnh hưởng đến việc đồng áng.

Người dân quê mình chỉ cần kéo lấy những ngọn bồn bồn trên mặt nước, giữ lại từ gốc lên khoảng 30cm rồi tách lấy lõi non bên trong là có ngay nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon cho gia đình”, chị Hồng (33 tuổi, quê Sóc Trăng) cho biết.

Hiện tại vào chính vụ, bồn bồn được bán trong các khu chợ lớn hoặc mua trên các trang thương mại điện tử với giá 45.000 - 60.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Chị em thành thị rất "ưa chuộng", thường mua về chế biến thành nhiều món ăn ngon, dân dã và đậm vị như nấu canh, làm gỏi…

Cách chế biến nhanh nhất là lấy thân bồn bồn tươi, phần non và trắng cắt khúc vừa ăn đem nấu canh dừa. Khi đun chín tới, bạn cho phần lá bồn bồn đã sơ chế vào cùng gia vị vừa ăn.

Sau cùng mới đổ nước cốt dừa đậm đặc vào đảo đều và múc ra bát. Bát canh thơm mùi dừa có vị béo ngọt cùng cái giòn tan của bồn bồn quả thật khó có thể quên”, chị Hồng nói.

Ngoài ra bồn bồn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm khô, thịt bò, thịt heo… để chế biến món xào dùng trong bữa cơm gia đình. Nhưng ngon nhất có lẽ là bồn bồn xào tép bạc.

Gỏi bồn bồn tôm thịt.

Gỏi bồn bồn tôm thịt.

Đây là món dễ chế biến và cũng giữ được vị ngọt đặc trưng của bồn bồn vì chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần gia vị. Đĩa đồ xào vừa dọn ra nhìn đã bắt mắt: tép bạc thân căng tròn, đỏ au xen lẫn với màu trắng ngà, bóng mượt của những sợi bồn bồn thật quyến rũ. Vị ngọt đậm đà của tép bạc hòa quyện với vị ngọt thanh của bồn bồn khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi.

Gỏi bồn bồn cũng khá ngon, đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt, phù hợp khẩu vị của người miền Tây. Có người trộn gỏi bằng loại bồn bồn đã làm chua để món ăn có nhiều hương vị nhưng những người sành ăn lại thích dùng bồn bồn tươi để thưởng thức trọn vẹn vị thơm ngọt của bồn bồn: phần gốc hơi giòn nhưng không cứng, phần lá non mềm nhưng không bở, tan ngay trong miệng.

Gỏi bồn bồn thường được trộn với tôm sú và ít thịt luộc, ăn kèm với bánh phồng tôm làm món khai vị trong những bữa tiệc tại gia thân mật hoặc trong các tiệc cưới”, người phụ nữ nói.

Bồn bồn muối chua.

Bồn bồn muối chua.

Và món ăn phổ biến nhất, thường xuất hiện trong những gia đình người dân miền Tây Nam Bộ là dưa bồn bồn muối chua. Cách làm cũng khá đơn giản, bồn bồn chọn lấy phần non và trắng nhất sau đó dùng dao chẻ làm đôi hoặc tư rồi sắp vào hũ nước gạo có pha chút muối, đậy nắp kín, giữ khoảng vài ngày là được.

Bồn bồn muối chua có mùi thơm đặc trưng của ruộng đồng, khi ăn có vị giòn, mềm, vừa giống măng vừa giống ngó sen. Nhiều người sáng tạo còn cho thêm đường, bột ngọt và tỏi ớt giã nhỏ khiến món dưa bồn bồn trở nên lạ miệng, dễ đưa cơm, hấp dẫn.

Loại cá xưa đầy giờ trở thành đặc sản nổi tiếng được người thành phố săn lùng, 140.000 đồng/kg
Cá lá tre vì không có nhiều, lại được ưa chuộng vì độ ngon, bổ dưỡng… nên có giá khá cao so với các loại cá biển khác.

Đặc sản 4 phương

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương