Cũng theo chị Ngọc Hoá, cà dại mọc tự nhiên, quả sạch nên ngày nay được nhiều người săn lùng. Nhiều dân buôn khi đến bản làng của chị đã mua gom cà dại của bà con đồng bào với giá 9.000 – 10.000 đồng/túi rồi về dưới xuôi rao bán với giá đắt đỏ hơn, chừng 50.000 đồng/kg.
Sơn La nổi tiếng với nhiều loại đặc sản dân giã, thơm ngon mang hương vị của núi rừng như thịt trâu gác bếp, thịt muối chua, chuối dẻo, táo mèo… Trong đó chúng ta phải kể đến một loại quả dại làm nên đặc trưng của nơi này, đó chính là cà dại hoa trắng.
Quà cà dại hình cầu, màu xanh, ra thành từng chùm lúc lỉu. Quả có đường kính khoảng 12mm đến 14mm. Chúng mọc nhiều trên nương rẫy và dọc các tuyến đường đi làm nương. Chị Giàng Ngọc Hoá (30 tuổi, Sơn La) cho biết: “Ngày còn nghèo đói, người dân quê mình thường hái cà dại luộc rồi chấm muối ăn cùng cơm. Sau này kinh tế khấm khá hơn, bà con không thích loại cây nữa bởi chúng mọc nhiều trên nướng rẫy, khó khăn cho việc làm cỏ nên hay dùng dao chặt bỏ. Thậm chí quả của chúng chín rụng đầy ngốc cũng chẳng ai nhòm ngó”.
Quà cà dại hình cầu, màu xanh, ra thành từng chùm lúc lỉu. Quả có đường kính khoảng 12mm đến 14mm.
Vài năm trở lại đây, cà dại hoa trắng Sơn La bất ngờ được khách du lịch quan tâm. Dần dần chúng trở thành đặc sản núi rừng giúp bà con đồng bào cải thiện nhu nhập. Chị Ngọc Hoá cho biết, quả cà dại bắt đầu có từ tháng 5 đến tháng 8: “Ngày không đi làm nương, người đồng bào lại rủ nhau vào rừng hái quả cà dại về bày bán ở 2 bên tuyến tỉnh lộ 108. Chị em bán thành túi nhỏ chừng 3-5 lạng với giá 10.000 đồng/kg. Nếu chăm chỉ hái, chị em kiếm được cả trăm nghìn đồng mỗi ngày”.
Cũng theo chị Ngọc Hoá, cà dại mọc tự nhiên, quả sạch nên ngày nay được nhiều người săn lùng. Nhiều dân buôn khi đến bản làng của chị đã mua gom cà dại của bà con đồng bào với giá 9.000 – 10.000 đồng/túi rồi về dưới xuôi rao bán với giá đắt đỏ hơn, chừng 50.000 đồng/kg. “Trong các đặc sản của Sơn La, cà dại là sản vật bán chạy nhất dịp hè. Bởi khi ấy khách du lịch đến nhiều hơn sẽ mua cả cân về ăn. Họ bảo cà dại Sơn La vừa mát lại bổ. Có đợt người đồng bào không có đủ để bán”, người phụ nữ Ngọc Hoá nói.
Cũng theo chị Ngọc Hoá, cà dại mọc tự nhiên, quả sạch nên ngày nay được nhiều người săn lùng.
Cách thưởng thức cà dại khá thú vị. Theo đó quả cà sau khi được đồng bào thu hái về sẽ rửa sạch rồi đem luộc. 15 – 20 phút sau, họ vớt quả ra và bỏ cuống cho vào bát tô. Tiếp đó, họ hái ít lá chanh thái mỏng, cho ít bột canh trộn đều lên là có ngay món ăn đặc sản. “Khi chế biến thành món ăn, quả cà dại có vị ngăm ngăm đắng, bùi, thơm ngậy, mát”, chị Ngọc Hoá cho biết.
Theo Đông y, cà dại hoa trắng có vị đắng tính mát, có độc ít, có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho… Người dân thường dùng để trị ho, đau bụng, đau răng…