Loại quả xưa chín rụng đầy vườn, giờ thành đặc sản được người thành phố ưa chuộng, 70.000 đồng/kg

K.T - Ngày 26/02/2022 20:00 PM (GMT+7)

Chị Hà Thân (40 tuổi) cho biết: “Vườn dâu Cái Tàu được mệnh danh là xứ xở của các loài dâu vàng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó du khách đến Cà Mau thường ghé qua vườn dâu này để chiêm ngưỡng và thưởng thức từng trái dâu mà chỉ nơi này mới có".

Cà Mau vốn là vùng được thiên nhiên ưu ái cả về khí hậu lẫn đất đai trù phú. Do đó nơi đây có rất nhiều cây trái – rau cỏ đặc sản như dưa bồn bồn, chôm chôm, nhãn... trong đó phải kể đến loại quả nghe tên thì dân dã nhưng lại làm nên “thương hiệu” riêng của đất mũi, đó là dâu da Cái Tàu.

Vườn dâu Cái Tàu thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30km về phía Tây, tiếp giáp với rừng U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu. Nơi đây tồn tại và phát triển hàng trăm năm, lưu giữ nhiều cây dâu cổ thụ mang dấu ấn thời gian.

Vườn dâu Cái Tàu thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30km về phía Tây, tiếp giáp với rừng U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu.

Vườn dâu Cái Tàu thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30km về phía Tây, tiếp giáp với rừng U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu.

Chị Hà Thân (40 tuổi) cho biết: “Vườn dâu Cái Tàu được mệnh danh là xứ xở của các loài dâu vàng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó du khách đến Cà Mau thường ghé qua vườn dâu này để chiêm ngưỡng và thưởng thức từng trái dâu mà chỉ nơi này mới có.

Trước sân, ngoài vườn hay bất cứ con ngõ nào ở xã Nguyễn Phích đều có “dấu vết” của dâu. Nhà nào nhà nấy ít trồng thì có 1-2 gốc để ăn, nhiều thì cả hec ta để kinh doanh”.

Cũng theo chị Thân Hà, dâu da xuất hiện trên vùng đất quê chị từ thời khai hoang lập địa. Theo đó ngư dân đi biển phát hiện trên một số hòn đảo ngoài khơi xa có loài cây cho trái lạ nên mang về đất liền trồng thử. Ngờ đâu chúng hợp với chất đất vùng Cái Tàu, vì thế người dân đã mở rộng diện tích. Dần dần chúng trở thành đặc sản gắn liền với xã Nguyễn Phích.

“Đặc trưng của dâu Cái Tàu là quả lớn, vỏ rất mỏng, mọng nước, có vị ngọt, chua nhẹ. Khi chín chúng có màu vàng ươm. Đặc biệt, một năm cây chỉ cho ra quả đúng một mùa: khi mưa năm trước vừa dứt, cây dâu sẽ đơm bông, kết trái hết 6 tháng mùa khô; khi có hạt mưa của năm rau rơi xuống cũng là thời điểm trái dâu chín”, chị Thân Hà nói.

Đặc trưng của dâu Cái Tàu là quả lớn, vỏ rất mỏng, mọng nước, có vị ngọt, chua nhẹ.

Đặc trưng của dâu Cái Tàu là quả lớn, vỏ rất mỏng, mọng nước, có vị ngọt, chua nhẹ.

Nhiều năm gần đây, các nhà vườn mở cửa đón khách tham quan và chụp hình tại vườn dâu. Tại đó, họ sẽ được tự hái từng chùm dâu chín để thưởng thức và mang về làm quà cho bạn bè, gia đình. “Nếu xưa dâu da chỉ là thức quà của người dân đất U Minh thì giờ đây nó đã trở thành thứ quả đặc sản của Cà Mau.

Ngoài cho mở cửa đón khách du lịch đến tham quan, người dân quê tôi còn hái từng chùm, từng chùm dâu da chín mọng nước ra chợ bán với giá khá rẻ, từ 25.000 – 30.000 đồng/kg. Còn dân buôn đem lên thành phố bán với giá cao hơn, 50.000 – 70.000 đồng/kg. Dù nó đắt đỏ hơn các loại trái cây khác song rất nhiều người mua. Bởi khi ăn có vị ngọt mát, chua thanh... đặc biệt rất hợp thời tiết nắng nóng của miền Nam”, chị Hà Thân chia sẻ.

Loại rau xưa có đầy trong rừng, giờ thành đặc sản được ưa chuộng đến lạ , 80.000 đồng/kg
Chị Thị Nhàn (29 tuổi, Lào Cai) cho biết: "Vì rau ngót dại mọc sâu trong rừng lại vô cùng hiếm nên người dân phải vào tận đó hái theo mùa mới có. Thậm...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương