Đến An Giang, du khách có thể tìm mua trái chúc tại các chợ nông sản, cửa hàng bán trái cây… với giá 100.000 đồng/kg.
Trái chúc (hay còn được gọi là chanh Thái, trấp hoặc trúc) là loài thuộc chi cam chanh, có nguồn gốc từ Lào, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Hiện nay, chúng được trồng rộng rãi trên khắp thế giới để làm ra các loại gia vị, hương liệu và mỹ phẩm.
Tại Việt Nam, trái chúc có ở miền Bắc với tên gọi trấp và vùng Tây Năm Bộ với tên chúc. Đặc biệt chúng chính là đặc sản nổi tiếng của vùng đất An Giang.
Trái chúc Việt Nam có đặc điểm rất dễ nhận biết như: quả tròn, vỏ khá dày và sần sùi, lúc còn non có màu xanh lục đến khi chín thì có màu vàng. Bên trong, thịt trái chúc màu vàng xanh, ít nước, đặc biệt nước có vị the và rất chua.
Tại Việt Nam, trái chúc có ở miền Bắc với tên gọi trấp và vùng Tây Năm Bộ với tên chúc.
Chị Võ Trần Lan Tiên (29 tuổi, An Giang) cho biết: “Mình không biết trái chúc ngoài Bắc có khác gì trái chúc – đặc sản quê mình hay không nữa. Bạn mình ở ngoài đó nói xưa các làng quê trồng nhiều cây chúc lắm nhưng giờ tìm không thấy nữa. Đặc biệt trái chúc ngoài đó thường được người dân sử dụng để vắt pha nước.
Điều đó làm mình khá bất ngờ bởi trong này chúng lại là đặc sản nổi tiếng, hấp dẫn khách du lịch gần xa. Hơn nữa, người ta sử dụng cả trái (gồm phần cốt lẫn vỏ) và lá để làm gia vị trong các công thức nấu ăn”.
Theo chị Võ Trần Lan Tiên, đối với trái, phần nước cốt thường được sử dụng để trộn gỏi, nước chấm, nấu canh… Còn vỏ dùng làm hương liệu khủ mùi và tạo hương cho các loại nước uống.
Đối với trái chúc, phần nước cốt được sử dụng để trộn gỏi, nước chấm, nấu canh,... còn phần vỏ dùng làm hương liệu khử mùi và tạo hương cho các loại nước uống. Lá chúc non được sử dụng trong món salad, dùng nguyên lá khi nấu súp, cà ri, lẩu Thái hoặc ướp các loại thịt: lợn, cừu, gà,…
Đối với trái chúc, phần nước cốt được sử dụng để trộn gỏi, nước chấm, nấu canh,...
“Nếu trước trái chúc có đầy không ai hái thì giờ ở quê mình, người dân đã biết tận dụng tất tần tật mọi thứ liên quan đến nó để chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thậm chí họ còn quảng bá chúng với khách du lịch, tạo nên nét đặc trưng riêng chỉ có An Giang mới có”, người phụ nữ miền Tây nói.
Đến An Giang, du khách có thể tìm mua trái chúc tại các chợ nông sản, cửa hàng bán trái cây… với giá 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, chị em nội trợ trên khắp mọi miền có thể tìm mua chúng tại siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử với giá 120.000 đồng/kg.
Trái chúc còn vô cùng tốt cho sức khỏe con người như:
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Trong lá chúc có chứa tính sát khuẩn vì vậy người ta thường sử dụng tinh dầu trong lá để vệ sinh răng, miệng được sạch sẽ hơn. Bạn chỉ cần lấy lá chúc chà trực tiếp lên nướu là đã có thể ngăn chặn những vi khuẩn có hại.
Giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa
Các thành phần được tìm thấy trong trái chúc có công dụng kháng viêm, kích thích khướu giác, dịch vị và hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hỗ trợ phòng chống côn trùng và bò sát
Trong nước ép của trái chúc chứa 2 hợp chất Citronellol và Limonene có tác dụng xua đuổi các loài côn trùng như muỗi, vì vậy bạn có thể thoa nước chúc lên vùng da trên cơ thể để tránh tình trạng bị côn trùng đốt.
Tăng cường hệ miễn dịch
Các bộ phận của cây như: lá chúc, vỏ trái chúc còn chứa các chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Do đó khi tắm, bạn có thể bỏ thêm vỏ hoặc lá chúc tươi vào bồn nước nóng để tạo nên hương thơm giúp thư giãn đầu óc.