Loại quả xưa đầy không ai hái, giờ thành đặc sản xuống phố, chị em nội trợ phải xếp hàng mua, 500.000 đồng/kg

K.T - Ngày 16/07/2022 19:00 PM (GMT+7)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ quả la hán, có thể bán dưới dạng quả khô dùng để pha hoặc nấu nước giải khát khá phổ biến với giá từ 400.000 – 500.000 đồng/kg.

Quả la hán (hay còn gọi là la hán quả, giả khổ qua) là quả của cây la hán - loại cây mọc leo được trồng lấy quả và sử dụng chế biến thành các loại nước giải khát. Chúng có vỏ cứng nhỏ với đường kính khoảng 4-6cm, có hình cầu hoặc hình hơi trái xoan.

Quả la hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, đặc sản vùng Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây. Xưa trúng mọc hoang, được những người hiểu biết khám phá và đem về trồng. Tại Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc như Sơn La, Lào Cai... Nếu ai đi từng đi qua nơi này sẽ bắt gặp cảnh tượng người dân phơi la hán dọc đường hoặc bán tại các phiên chợ. Ngoài ra nước ta còn có đơn vị quy hoạch trồng cây la hán theo quy mô lớn tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Tại Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc như Sơn La, Lào Cai...

Tại Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc như Sơn La, Lào Cai...

Chị Nguyễn Hương (35 tuổi, Hưng Yên) - người chuyên bán các loại thảo dược quý cho biết: “Quả có màu xanh lục, khi được phơi khô hay sấy khô sẽ chuyển sang màu nâu hoặc vàng. Phần bên ngoài của quả có một lớp lông nhu mỏng, khá giòn, có thể dùng tay bóp được. Bên trong quả có nhiều hạt và thịt màu trắng, sờ vào cảm giác xốp nhẹ”.

Xưa loại quả này ít người biết đến thì giờ bắt đầu được người thành phố “để mắt” nhưng phải đặt hàng trước mới có thể mua được. Chúng thường được dùng để pha chế nước uống. “Nó có vị ngọt tự nhiên, nên người ta thường dùng nó để thay thế cho một số loại đường và nước ngọt. Hơn nữa năng lượng chất béo có trong la hán quả còn thấp hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác. Vì vậy, người béo phì thừa cân, thậm chỉ bệnh nhân tiểu đường thường sử dụng loại quả này để ngăn ngừa những triệu chứng nguy hiểm của bệnh”, chị Nguyễn Hương cho biết thêm.

La hán khô được người dân sử dụng phổ biến hơn.

La hán khô được người dân sử dụng phổ biến hơn.

Nước uống từ quả la hán rất thích hợp cho những người thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, người dẫn chương trình, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm và giải khát. Ngoài ra, quả la hán có hàm lượng calo và glycemic thấp nên được đưa vào sử dụng làm chất tạo ngọt trong đồ uống và thực phẩm được nấu chín. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ quả la hán, có thể bán dưới dạng quả khô dùng để pha hoặc nấu nước giải khát khá phổ biến với giá từ 400.000 – 500.000 đồng/kg.

La hán có vị ngọt tự nhiên, nên người ta thường dùng nó để thay thế cho một số loại đường và nước ngọt.

La hán có vị ngọt tự nhiên, nên người ta thường dùng nó để thay thế cho một số loại đường và nước ngọt.

Theo các tài liệu y học cổ ghi chép lại, đây được coi là một dược liệu vô cùng quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ xa xưa. Sử dụng nước của loại quả này này thường xuyên sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm tối đa hàm lượng đường trong máu.

Từ đó khiến cơ thể kích thích sản sinh insulin nhiều hơn. Không chỉ có tác dụng lớn cho người thừa cân, béo phì, quả còn có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị, giảm biến chứng xấu cho người tiểu đường.

Quả la hán trong đông y là một vị thuốc có tính mát, vị ngọt, tác dụng vào phế và đại tràng. Vì vậy, quả la hán tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng và nhuận phế, thông tiện. Sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị cảm sốt, ho gà, viêm khí quả, lao phổi gây ho và viêm họng, ho nhiều đờm, mất tiếng, táo bón, đái tháo đường. 

Loại quả có cái tên độc đáo, trở thành đặc sản được chị em ưa chuộng dù đắt đỏ, 600.000 đồng/kg
"Hạt dẻ cười có nhiều loại như vỏ hơi nâu, vỏ trắng ruột xanh nên giá thành cũng khác nhau, dao động từ 400.000 – 600.000 đồng/kg. Dù đắt nhưng chỉ...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương