Loại rau này có giá trị không thua kém gì nhân sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Khi nói đến nhân sâm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một dược liệu quý có liên quan đến tuổi thọ. Trong tài liệu cổ xưa, nhân sâm có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. Bởi vì nhân sâm tự nhiên rất khó để tìm thấy nên người ta nhắm đến một số loại khác có công dụng tương đương. Ở Nhật Bản có một loại thực phẩm được ví như “nhân sâm châu Á”, được nhiều người yêu thích nhưng ở Trung Quốc chỉ là một loại rau hoang dã có giá rẻ như cho, đó chính là chồi Myoga – một loại gừng kiểu Nhật.
Chồi gừng Myoga phát triển rất tốt ở môi trường ẩm ướt và mát mẻ, khí hậu mưa nhiều ở phía nam Trung Quốc thích hợp để chúng sinh trưởng tốt. Vì loại rau này cơ bản thuộc họ gừng nên nó có mùi không khác gì những củ gừng thông thường. Tuy nhiên, nếu ngửi kỹ bạn sẽ thấy nó có mùi thơm tương tự như bạc hà, rất dễ chịu.
Ở Nhật Bản, người ta xem đây là một loại rau hoang dã có mùi thơm và vị ngon lạ miệng. Có vẻ như người Nhật rất thích chồi gừng Myoga nên cho nó vào cùng với nhiều món ăn khác nhau, từ sushi cho tới các loại súp miso. Do nhu cầu rất lớn từ Nhật Bản mà nó được nhập khẩu từ Trung Quốc với số lượng rất lớn mỗi năm.
Chồi gừng Myoga chứa rất nhiều loại axit amin, protein… nên được xem là một kho dinh dưỡng quý giá. Nếu thường xuyên ăn nó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giữ ẩm cho da, ngăn chặn sự lão hóa. Ngoài ra nó có giá trị dược liệu không thua kém gì nhân sâm nên đó là những lý do mà người Nhật lại rất ưa chuộng.
Có rất nhiều cách ăn chồi gừng Myoga nhưng cách phổ biến nhất là xào với thịt. Nếu bạn mua được số lượng lớn mà ăn không hết thì có thể đem nó đem ướp, giống như tỏi ngâm hay atiso ngâm. Thông thường nó được ăn như một món khai vị chua và cay.
Nhiều người không biết đến giá trị thực sự của chồi gừng Myoga nên đã bỏ lỡ việc ăn nó. Giá hiện tại của nó ở Trung Quốc là 10 tệ 1 lạng (33.000 VNĐ). Người dân Trung Quốc sau khi biết được giá trị của nó đã trồng rất nhiều và xuất khẩu sang Nhật, mang lại một khoản thu nhập đáng kể cho nông dân.