Món ăn xưa dành cho người nghèo, giờ thành đặc sản Hội An, ai cũng muốn thử một lần

K.T - Ngày 10/04/2022 19:00 PM (GMT+7)

Theo chị Bích Tuyền, bánh đập tròn vị không chỉ đơn giản được làm từ hai lớp bánh ướt mỏng cùng một lớp bánh tráng nướng. Muốn bánh đập ngon phải chế biến rất cầu kỳ: bánh ướt sau khi vừa tráng xong còn nóng sẽ thoa ngay với dầu lạc được khử bằng củ nén.

Phố cổ Hội An (Quảng Nam) vốn nổi tiếng với trăm vạn món ăn ngon. Vì thế du khách đến đây sẽ có dịp thưởng thức muôn vàn món ăn thơm ngon, dân dã nhưng rất rẻ, trong đó có bánh đập - thức quà vặt mà bấy cứ ai cũng phải thử một lần kẻo hối hận.

Bánh đập có tên gọi độc đáo như vậy bởi người xưa kể rằng, lúc mới xuất hiện nghề làm bánh tráng, họ thấy bánh mới tráng lên nóng hổi, trắng ngần liền lây ăn thử xem hương vị ra sao. Ngờ đâu chúng rất ngon, liền kẹp thêm một chiếc bánh tráng nướng vào hai miếng bánh ướt mỏng. Sau đó họ dùng tay đập nhỏ ra để mọi thứ hòa quyện với nhau.

Từ đó, người dân phố cổ đã gọi nó là bánh đập và “đưa lên” thành đặc sản vùng này. Chị Bích Tuyền (45 tuổi) – có một quán đồ ăn vặt nhỏ tại Hội An cho biết: “Bánh đập ban đầu được dùng làm đồ ăn sáng phục vụ người dân trong phố cổ, sau đó “phát triển” thành đồ ăn vặt của lũ trẻ. Dần dần nó không chỉ là món ăn ven đường, nhà quê nữa mà đã trở thành đặc sản nổi tiếng”.

Bánh đập ban đầu được dùng làm đồ ăn sáng phục vụ người dân trong phố cổ, sau đó “phát triển” thành đồ ăn vặt.

Bánh đập ban đầu được dùng làm đồ ăn sáng phục vụ người dân trong phố cổ, sau đó “phát triển” thành đồ ăn vặt.

Theo chị Bích Tuyền, bánh đập tròn vị không chỉ đơn giản được làm từ hai lớp bánh ướt mỏng cùng một lớp bánh tráng nướng. Muốn bánh đập ngon phải chế biến rất cầu kỳ: bánh ướt sau khi vừa tráng xong còn nóng sẽ thoa ngay với dầu lạc được khử bằng củ nén (hành tăm – PV). Như thế bánh mới ngon và có mùi vị đặc trưng chỉ Hội An mới có.

“Như vậy vẫn chưa đủ vị của bánh đập Hội An. Một đĩa bánh đập đúng chuẩn phải chấm kèm với thứ nước chấm có vị ngon đặc biệt: chén mắm nêm pha vừa miệng, thêm ớt tỏi cho dậy mùi. Hơn cả nắm nêm phải chua vừa tới, con mắm không bị nát quá... Và nếu ai muốn ăn thêm hành phi sẽ có hành phi nêm nếm với đường đẻ đậm đà hơn”, người phụ nữ xứ Quảng nói.

Một đĩa bánh đập đúng chuẩn phải chấm kèm với thứ nước chấm có vị ngon đặc biệt: chén mắm nêm pha vừa miệng, thêm ớt tỏi cho dậy mùi.

Một đĩa bánh đập đúng chuẩn phải chấm kèm với thứ nước chấm có vị ngon đặc biệt: chén mắm nêm pha vừa miệng, thêm ớt tỏi cho dậy mùi.

Gánh bánh đập và các đặc sản Hội An khác của chị Tuyền không quá to song thu hút lượng khách du lịch vô cùng lớn. Chị bảo vào mùa du lịch, cửa hàng chị phải làm ra hàng trăm chiếc bánh mà vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu.

“Cửa hàng của mình không chuyên bánh đập song vẫn đông khách lắm. Ban đầu họ đến để thưởng thức cao lầu, cơm hến hoặc mì quảng rồi thấy món bánh có tên lạ, nhìn cũng lạ nên đã gọi ăn thử. Ngờ đâu họ ăn xong liền nghiền luôn rồi gọi vài cái để thưởng thức. Thậm chí tôi còn có khách quen, mấy năm trước họ đến Hội An du lịch và khi quay trở lại vẫn ghé quán để ăn bánh đập”, chị Bích Tuyền chia sẻ.

Khiếp hãi đặc sản nhìn thì ghê, xưa là món ăn quý tộc, ăn vào ngon vô cùng, 270.000 đồng/kg
"Hiện tại phần lớn cá mút đá được bán dưới dạng đóng gói hút chân không, vì thế cửa hàng tôi mỗi đợt nhập chỉ lấy khoảng chục gói bán cho khách quen...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương