Món ăn xưa dành cho người nghèo, giờ thành đặc sản nổi tiếng Kiên Giang, 350.000 đồng/kg

K.T - Ngày 20/03/2022 19:13 PM (GMT+7)

“Nhiều người bảo có nhiều loại cá sặc vậy thì nhận biết sao được, nhưng tôi thấy loại nào cũng như nhau cả vì thịt đều ngọt, dai, thơm ngon. Song giá của chúng có giá hơi chênh lệch, dao động từ 200.000 – 350.000 đồng/kg cá sặc khô; 140.000-170.000 đồng/k

Cá sặc là cá nước ngọt, môi trường sống chủ yếu tại vùng đầm lầy hoặc cánh đồng cạn. Chúng thường tập trung chủ yếu ở vùng nhiết đới phía đông như Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia...Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy chủ yếu ở miền Nam, nhất là Kiên Giang và Cà Mau. Đặc biệt đây chính là đặc sản nổi tiếng của vùng U Minh Thượng (Kiên Giang).

Cá sặc có đặc điểm: hình thuôn và dẹp, trên thân xuất hiện nhiều sọc xen kẽ rất bắt mắt và dễ nhận biết; hai vây ngực dài và phần dưới cổ có 2 râu kéo dài cho đến tận đuôi; da màu nâu vàng; thịt cá thơm nhẹ, hơi dai và có vị ngọt đặc biệt.

Cá sặc chính là đặc sản nổi tiếng của vùng U Minh Thượng (Kiên Giang).

Cá sặc chính là đặc sản nổi tiếng của vùng U Minh Thượng (Kiên Giang).

Chị Vũ Ánh Tuyết (30 tuổi, Kiên Giang) cho hay: “Cá sặc chính là đặc sản nổi tiếng ở quê tôi. Xưa nó là món ăn cứu đói của biết bao ra đình nghèo. Còn nhớ, hồi nhỏ tôi cùng lũ bạn trong xóm cứ chiều chiều lại rủ nhau ra ruộng bắt cá. Sau đó cả lũ đem về cho mẹ làm sạch rồi đem ướp muối và phơi khô để ăn dần”.

Cá sặc có rất nhiều loại như sặc rắn, sặc lửa, sặc gấm, sặc cẩm thạch, sặc diệp. Và tất cả đều quen thuộc đối với người dân quê chị Ánh Tuyết. “Nhiều người bảo có nhiều loại cá sặc vậy thì nhận biết sao được, nhưng tôi thấy loại nào cũng như nhau cả vì thịt đều ngọt, dai, thơm ngon. Song giá của chúng có giá hơi chênh lệch, dao động từ 200.000 – 350.000 đồng/kg cá sặc khô; 140.000-170.000 đồng/kg cá sặc tươi”, người phụ nữ miền Tây nói.

Cá sặc là cá nước ngọt, môi trường sống chủ yếu tại vùng đầm lầy hoặc cánh đồng cạn.

Cá sặc là cá nước ngọt, môi trường sống chủ yếu tại vùng đầm lầy hoặc cánh đồng cạn.

Nhắc đến chuyện cá sặc có thể chế biến thành những món ăn gì, chị Ánh Tuyết cho hay, với cá sặc tươi có thể dùng để kho như các loại cá nước ngọt khác. Sau đó chúng sẽ được ăn kèm với rau sống hoặc rau luộc rất đưa cơm. Còn cá sặc khô là món ăn quen thuộc hơn cả, có thể dùng làm gỏi, chiên nước mắm hoặc chiên giòn.

“Để bảo quản cá sặc được lâu, sau khi sơ chế sạch sẽ thì bạn nên cho vào túi zip và hút chân không, tiến hành cấp đông trong tủ đông hoặc ngăn đá tủ lạnh. Ngoài ra, bạn có thể mua cá sạch tươi rồi phơi khô bằng cách: cắt bỏ phần mang cá, đầu cá, đuôi cá cũng như loại bỏ phần ruột cá. Sau đó bạn rửa sạch với nước và để ráo, ngâm cá vào chậu gồm muối và nước lọc theo tỷ lệ 1:3 chừng 1 ngày. Cuối cùng bạn vớt cá ra cho đến khi ráo nước thì phơi khô”, chị Ánh Tuyết cho hay.

Cá sặc được coi là món ăn đặc sản của người dân miền Tây.

Cá sặc được coi là món ăn đặc sản của người dân miền Tây.

Nếu trước kia cá sặc chính là món ăn của những gia đình nghèo khó thì nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất Kiên Giang. “Du khách đến Kiên Giang đều yêu thích loài cá này, vì thế chúng đã trở thành đặc sản nức tiếng. Hễ ai đặt chân đến nơi này du lịch và khám phá đều mua về làm quà tặng hoặc quà biếu gia đình cũng như bạn bè”, chị Ánh Tuyết nói.

Món ăn đặc sản chỉ người giàu mới có tiền mua về, càng ăn càng ngon, 270.000 đồng/kg
“So với các loại cá khác, chèo bẻo có giá khá đắt đỏ, chừng 270.000 đồng/kg. Mà mỗi con cá nặng lên tới 3-4kg, như vậy để mua một con cá rơi vào khoảng 800-100.000 đồng. Số tiền như vậy không phải là nhỏ so với chi tiêu của mỗi gia đình Việt Nam”, anh Ngọ

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương